Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Bí ẩn của làn nước Ngữ văn 9 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!
- Bảo Ninh (1952) tên thật là Hoàng Ấu Phương, ngoài ra ông cò nhiều bút danh khác như Nhật Giang, Mã Pí Lèng,…
- Quê quán: xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.- Ông là nhà văn quân đội, từng trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam trước năm 1975.
- Bảo Ninh ra mắt công chúng bằng truyện ngắn đầu tay Trại “Bảy chú lùn” in trên tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1987.
- Bảo Ninh là một nhà văn từng xông pha trận mạc nên ông rất am hiểu về chiến tranh, ông chuyên viết về đề tài về chiến tranh và muốn “văn của mình phải mang vẻ đẹp quân đội”. Ông từng chia sẻ mình “biết nhiều câu chuyện đương thời ở Việt Nam, nhưng không viết” , nhà văn chỉ tập trung viết về quá khứ chiến trường và cái quá khứ xa hơn của nó ở Hà Nội mà ông vẫn gọi là “thành phố quê hương thứ hai của tôi” .
- Luôn đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn. Ông cho rằng mỗi nhà văn phải đi tìm cho mình một cái gì đó thật mới, thật riêng không lẫn với người khác. Bởi thế mà khi chọn viết về đề tài chiến tranh, Bảo Ninh cũng đã có nhiều trăn trở để tìm cho mình một góc cạnh khác trên mảnh đất ấy.
- Tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”: Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh được ra đời vào năm 1987 và in lần đầu vào năm 1990.
- “Tạp bút Bảo Ninh” :tập hợp những mẩu truyện ngắn khai thác về đề tài xã hội.
- “Bảo Ninh những truyện ngắn”: Tập sách là tuyển tập gồm 36 truyện ngắn của nhà văn Bảo Ninh.
a. Xuất xứ
- Trích trong Những truyện ngắn, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2021, tr21-24.
b. Thể loại
- Văn bản Bí ẩn của làn nước thuộc thể loại: truyện ngắn.
c. Nhan đề, đề tài
- Nhan đề Bí ẩn của làn nước: Từ “bí ẩn” dường như ẩn chứa những điều bí ẩn, kín đáo mà con người không thể lí giải hay giải thích.
- Nhan đề đã thể hiện nỗi đau của nhân vật khi mất đứa con những không thể nói ra được chỉ có thể đưa vào làn nước.
d. Bố cục Bí ẩn của làn nước
- Phần 1 (từ đầu đến ...sa vào làn nước tối tăm): nhân vật Tôi sa vào làn nước.
- Phần 2 (đoạn còn lại): nhân vật “tôi” nhận ra sự thật đằng sau làn nước ấy.
a. Tóm tắt Bí ẩn của làn nước
- Bí ẩn của làn nước đã kể về câu chuyện bí ẩn của nhân vật “tôi” gắn liền với làn nước.
- Ông là người canh gác đê, dù biết vợ mình sắp sinh nhưng vẫn không thể rời bỏ nhiệm vụ để trở về bên gia đình trong khoảnh khắc con gái chào đời, để được nắm tay và chăm sóc vợ con.
- Năm ấy, vào đúng đêm Rằm tháng Bảy, con đê làng bị bom Mỹ phá tan, nước lũ tràn vào khắp ruộng đồng. Nhân vật tôi phải đưa vợ trèo lên mái nhà để bảo vệ sự an toàn cho hai mẹ con, thế nhưng mái nhà bị lũ lôi đi.
- Người vợ và đứa con bị lũ cuốn đi. Nhân vật Tôi tưởng cứu được con mình nhưng thực tế đứa bé ông cứu là con gái người đàn bà bị lũ cuốn. Và ông quyết định giữ bí mật ấy suốt đời và mang theo nỗi đau không nguôi được theo năm tháng.
b. Bối cảnh tình huống truyện
Cốt truyện xoay quanh hành trình trở về quê hương của một người lính trẻ sau những năm tháng chiến đấu gian khổ. Khi quay trở lại làng nước, anh ta bắt đầu hành trình tìm hiểu về quá khứ của ngôi làng, về những bí ẩn và những sự kiện kỳ lạ đã xảy ra. Qua từng cuộc trò chuyện với người dân và qua những câu chuyện cũ, anh dần dần khám phá ra những bí mật đen tối, những sự thật đau lòng đã bị chôn vùi theo thời gian.
c. Tìm hiểu nhân vật
* Hình ảnh của dòng sông:
- Về đêm, trên làn nước của dòng sông quê hương lấp lánh hằng hà những đốm sáng bí ẩn.
=> Một hình đẹp, thơ mộng của dòng sông nhưng ẩn chứa trong nó biết bao điều bí ẩn
* Sự việc xảy ra:
- Thời gian: năm ấy -> thời gian chung, không rõ ràng.
- Sự việc xảy ra:
+ Một loạt bom Mỹ phá tan vệt đê canh giữ đằng trước làng tôi.
+ Dứt dây nổ của bom và tiếng gầm ghê rợn của máy bay cường kích là chuỗi ầm ầm long lở của dòng sông phá bung đê tràn ngang vào đồng ruộng.
+ Nước lũ đã dâng khắp đồng ruộng, ngôi làng.
+ Mọi người cố bám víu tìm sự sống.
=> Con người, mọi vật rơi vào hiểm nguy, cái chết cận kề với mỗi người.
* Nhân vật tôi:
- Nhân vật tôi là một người có trách nhiệm vói nhiệm vụ được giao:
+ Là người canh gác đê, dù biết vợ mình sắp sinh nhưng vẫn không thể rời bỏ nhiệm vụ để trở về bên gia đình trong khoảnh khắc con gái chào đời, để được nắm tay và chăm sóc vợ con.
+ Tôi dốc toàn lực bình sinh vào đôi chân. Đằng sau, cơn đại hồng thủy đuổi bén gót. Nước đã ngập làng.
- Nhân vật tôi là một người chồng lo lắng, yêu thương vợ và con:
+ Cố gắng vừa bảo vệ con đê, vừa cố gắng chạy về kịp với vợ con.
+ Khi vợ và con bị dòng lũ cuống đi, đã cố gắng cứu vớt hai mẹ con. Phản ứng của nhân vật Tôi được thể hiện qua việc anh ta quyết định hy sinh bản thân để cứu người đàn bà dưới nước.
+ Nhân vật “tôi” kêu thất thanh khi nhìn thấy đứa con của mình vì đó là tình cảm thiêng liêng của gia đình, tình cảm da diết, cảm động mà người cha dành cho con của mình.
- Nhân vât tôi là một người giàu lòng nhân ái, tốt bụng, nhân từ, sẵn sàng cứu giúp người khác.
+ Anh dũng cảm lao vào nguy hiểm để giúp đỡ người khác.
+ Nhân vật "tôi" lại chết lặng khi một chị phụ nữ giở bọc chăn của đứa bé vì khi mở bọc chăn, anh nhận ra đó là bé gái của người đàn bà xa lạ chứ không phải con trai của anh.
-> Từ niềm vui sướng, nhân vật tôi trở nên ngỡ ngàng, chết lặng. Cái "chết lặng" của anh là tâm trạng bàng hoàng, đau đớn vì nhận ra sự thật phũ phàng là con anh đã không được cứu.
+ Nhân vật "tôi" đối xử với con gái đầy yêu thương, mặc dù con gái không phải con anh, nhưng anh vẫn coi con như con ruột.
+ Điều bí mật mà chỉ có "dòng nước" biết chính là đứa bé anh cứu được, bây giờ là cô gái xinh đẹp nhất làng lại không phải là con gái anh. Con anh là bé trai đã bị dòng nước cuốn trôi cùng người mẹ bất hạnh.
-> Nhân vật "tôi" lại giữ bí mật đó trong lòng vì:
+ Tình yêu thương và trách nhiệm: Nhân vật tôi đã dành trọn tình yêu thương với người con gái và nuôi nấng đứa bé như một người cha.
+ Mong muốn đứa con được hạnh phúc và sống trong hạnh phúc. Im lặng nghĩa là giữ lại hạnh phúc cho con, hãy coi hạnh phúc trao đi để đón lại hạnh phúc.
+ Anh coi đó là đứa con của thần nước.
=> Việc giữ bí mật đó thể hiện anh là người giàu lòng nhân ái.
a. Giá trị nội dung Bí ẩn của làn nước
- "Bí ẩn làng nước" không chỉ là một câu chuyện về quá khứ mà còn là một tác phẩm văn học giàu ý nghĩa, gợi mở nhận thức của độc giả về những hậu quả khốc liệt của chiến tranh và giá trị vô giá của hòa bình.
- Tác phẩm cũng là một bức tranh tuyệt đẹp về văn hóa và truyền thống của người Việt Nam, giữ gìn và tôn vinh những giá trị văn hóa quý báu của dân tộc.
- Ngợi ca tấm lòng nhân ái
b. Giá trị nghệ thuật Bí ẩn của làn nước
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, cốt truyện lôi cuốn, hấp dẫn.
- Tình huống truyện hấp dẫn
- Ngôi kể thứ nhất tạo tính chân thực.
- Ngôn ngữ giàu sức gợi, hình ảnh ám ảnh.