Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Tiếng Việt Ngữ văn 9 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!
- Lưu Quang Vũ (1948 – 1988).
- Quê quán: Đà Nẵng.
- Là nhà thơ, nhà biên kịch, nhà văn tài năng.
- Thơ Lưu Quang Vũ bay bổng, tài hoa, giàu cảm xúc, nhiều trăn trở, khát khao.
- Có nhiều đóng góp đặc biệt cho sân khấu kịch của Việt Nam.
- Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.
- Tác phẩm tiêu biểu: Hương cây – Bếp lửa (in chung, 1968), Bầy ong trong đêm sâu (1993), Hồn Trương Ba, da hàng thịt (1981), Mùa hè đang đến (1983)…
- Chèo: Nàng Sita (1982) – tác phẩm vốn được viết bởi nhà soạn kịch Lưu Quang Thuận, bố của Lưu Quang Vũ. Ông Lưu Quang Thuận mất khi tác phẩm chưa hoàn thành và Lưu Quang Vũ đã hoàn thiện, nhưng vẫn đề tên tác giả là Lưu Quang Thuận.
– Kịch:
+ Sống mãi tuổi 17
+ Hẹn ngày trở lại
+ Nếu anh không đốt lử
….
– Thơ ca của ông không chỉ bay bổng mà còn thể hiện khao khát được hòa vào cuộc sống, rất giàu cảm xúc và mang một màu sắc riêng biệt, hồn thơ của ông luôn mang đến cho người đọc những rung động, cảm xúc, suy tư trước những nỗi niềm trăn trở.
– Các vở kịch và tác phẩm của Lưu Quang Vũ đều mang tính nhân văn, để lại những bài học sâu sắc về con người, về cuộc đời bởi vì Lưu Quang Vũ đã phải trải qua những tháng ngày lao đao vất vả, về cuộc sống không ổn định, gia đình tan vỡ, không việc làm chiến tranh, xã hội có nhiều tiêu cực,…
– Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ có vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt, tác phẩm nói về bi kịch cuộc đời của Trương Ba, khao khát được sống là chính mình khi phải sống dựa nhờ trên thân xác hàng thịt.
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được in trong tập “Mây trắng của đời tôi” (1989).
b. Thể loại
- Tác phẩm thuộc thể loại thơ
c. Nhan đề bài thơ: Tiếng Việt
- Nhan đề ngắn gọn, xúc tích, nêu bật được chủ đề chính của bài thơ: viết về chủ đề tiếng nói của dân tộc Việt Nam – tiếng Việt.
- Nhan đề gợi ra ngôn ngữ dân tộc, bao trọn hồn cốt dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm.
d. Bố cục
- Phần 1 (Từ đầu… tiếng Việt như rừng): Bốn khổ thơ đầu nói về những hình ảnh, âm thanh cuộc sống mà tiếng nói của con người đã hòa quyện trong đó.
- Phần 2 (Chưa chữ viết… những con đường): Những hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng Việt.
- Phần 3 (Một đảo nhỏ… dân tộc Việt): Súc mạnh trường tồn và sự lan tỏa của tiếng Việt
- Phần 4 (Còn lại): Cách nhà thơ thể hiện tình cảm đối với tiếng Việt.
a. Tóm tắt văn bản
- Bài thơ Tiếng Việt của tác giả Lưu Quang Vũ được viết bằng cái tình đậm đà và thắm thiết và cũng chứa đựng đầy nét nhân ái của con người Việt Nam. Tiếng Việt không phải là một khái niệm trừu tượng mà là tiếng mẹ gọi, tiếng cha dặn, tiếng kéo gỗ, tiếng gọi đò, là câu hát lời ru “rung rinh nhịp đập trái tim”... nghĩa là tất cả những gì gần gũi, thân thiết, máu thịt nhất đối với mỗi người; là thứ tiếng lấm láp giọt mồ hôi mặn chát, những giọt nước mắt cay đắng và cả những tâm tình sâu lắng, ngọt ngào, say đắm. Chính cuộc sống ấy đã hình thành và nuôi dưỡng tiếng nói của dân Tiếng việt có sức sống mãnh liệt, thấm đẫm giá trị dân tộc, bồi đắp tâm hồn, tình yêu dân tộc. Bằng lời thơ chân thành, nhà thơ Lưu Quang Vũ đã thể hiện tình yêu, niềm tự hào, sự trân trọng với Tiếng việt.
b. Tìm hiểu văn bản
* Bốn khổ thơ đầu: Tiếng Việt gắn liền với cuộc sống của mỗi người
- Mở đầu bài thơ: Tiếng Việt hiện lên không phải là những khái niệm, trừu tượng khó hiểu mà gắn liền với những âm thanh quen thuộc của cuộc sống.
+ “Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
+ Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa
+ Tiếng kéo gỗ.
+ Tiếng gọi đò.
+ Tiếng mưa
=> Âm thanh hiện lên trong câu thơ là những âm thanh đậm tình, sâu lắng, những âm thanh gắn liền với cuộc sống hằng ngày
- Hình ảnh cuộc sống giản dị, quen thuộc:
+ Hoàng hôn khói sẫm.
+ Cánh đồng xa cò trắng.
+ Con nghé trên lưng bùn.
+ Gió thổi giữa cau tre.
+ Bờ tre, gốc rạ, dòng sông.
=> Tiếng việt được cất lên từ bờ tre, gốc rạ, dòng sông… Đó là những hình ảnh đậm tâm tình và sự sâu lắng của người Việt Nam.
- Tiếng Việt là thứ tiếng lấp lánh giọt mồ hôi mặn chát, những giọt nước mắt cay đắng và cả những tâm tình sâu lắng, ngọt ngào, say đắm
“ Đây muối mặn gừng cay lòng khế xót
Ta như chim trong tiếng Việt như rừng.”
* Tiếng Việt là bản sắc văn hóa, tinh hoa dân tộc, kết quả cuộc cuộc sống lao động chân thành:
- “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ”.
- Nghệ thuật so sánh kết hợp với hình ảnh: “đất cày”, “lụa”, “tre ngà”, “tơ”: gần gũi, quen thuộc, mang đậm bản sắc dân tộc.
= > Một sự phát hiện, đúc kết sâu sắc về đặc trưng tiếng nói, bản sắc dân tộc. Tiếng Việt là thứ của cải vô cùng lâu đời và quý báu của dân tộc
=> Người đọc cảm nhận được vẻ đẹp mộc mạc, chân chất, khỏe khoắn, vừa mềm mại, dịu dàng, vừa cứng cỏi lại óng ả của tiếng việt.
* Tiếng Việt là nhân chứng lịch sử:
- Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất
Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già.
- Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.
=> Đi qua những thăng trầm của đời người, tiếng Việt vẫn lấp lánh, sáng trong. Tiếng Việt là sự chuyển lưu, tiếp nối, gìn giữ, bổ sung của nhiều thế hệ, vì thế nó là tài sản vô giá của dân tộc.
- Tiếng Việt mãi là công cụ gắn kết những con người Việt lại với nhau trên tinh thần hòa hợp dân tộc chân thành thực sự.
=> Thể hiện niềm trân trọng, nó như lời nhắc nhở thế hệ trẻ ngôn ngữ ngàn đời của dân tộc
* Tình cảm của tác giả
- Tiếng Việt là kết quả lao động vất vả của những người nhân dân. Người nhân dân đã lao động, sáng tạo, đổ biết bao mồ hôi công sức, chịu đựng bao vất vả, bao hi sinh để gìn giữ, vun đắp cho tiếng việt ngày càng giàu đẹp. Qua đó, nhà thơ đã ca ngợi sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam, cần cù, chịu thương, chịu khó, ân tình, thủy chung son sắt. Nhà thơ nhắc nhở thế hệ mau sau phải biết giữ gìn, phát huy thứ ngôn ngữ của dân tộc.
a. Nội dung
- Bài thơ đã ngợi ca sự giàu đẹp của tiếng Việt: vừa giản dị, mộc mạc, vừa phong phú, sâu sắc.
- Tiếng Việt có sức sống mạnh mẽ, thẫm đẫm vẻ đẹp linh hồn dân tộc, có giá trị bồi đắp tâm hồn, tình yêu dân tộc
- Thể hiện tình yêu, niềm tự hào, sự trân trọng đối với tiếng Việt thiêng liêng.
b. Nghệ thuật
- Thể thơ tám chữ với lối gieo vần phóng khoáng
- Nhịp thơ khi trầm lắng, khoan thai, tha thiết, khi sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ...
- Nội dung tư tưởng lớn lao, sâu sắc được diễn tả bằng một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, tài hoa.
- Sự kết hợp các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ câu hỏi tu từ; kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình; các từ ngữ, hình ảnh quen thuộc, dân dã…