Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Mưa xuân Ngữ văn 9 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!
- Sinh ra tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam hiện đại. Ông được mệnh danh là “nhà thơ của tình quê” với giọng điệu thơ rất riêng, mang sắc thái quê mùa, dân dã khó trộn lẫn.
- Song song với Xuân Diệu, Nguyễn Bính được mệnh danh là “Ông vua thơ tình” Việt Nam. Thơ Nguyễn Bính như một cô gái quê kín đáo, mặn mà, duyên dáng với những nét hồn nhiên dung dị, đằm thắm, thiết tha.
- Ông làm thơ từ rất sớm (năm 13 tuổi), sáng tác nhiều thể loại (thơ, truyện thơ, chèo...).
- Các tác phẩm chính: Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang (1940), Mười hai bến nước (1942), Truyện thơ Cây đàn Tỳ bà (1944), Gửi người vợ miền Nam (1955)...
- Nguyễn Bính là một nhà thơ có tâm hồn thi ca lãng mạn, biết ngắm nhìn, tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương đất nước và vẻ đẹp trong nhân cách, tâm hồn của con người.
- Tình yêu trong thơ ca đều mang hình dáng, sắc thái khác nhau, đối với Nguyễn Bính tình yêu luôn mang đến sự chờ đợi, biệt ly, một xúc cảm buồn thương, khác biệt với tình yêu da diết, mong manh của Hàn Mặc Tử hay nồng cháy, mãnh liệt của Xuân Diệu. Cũng vì những mối tình không trọn vẹn của mình, sự tan vỡ, chia lìa của lứa đổi đã trở thành cảm hứng giúp cho Nguyễn Bính viết lên áng thơ tình đặc biệt, mọi cảm xúc được nhà thơ trải vào từng dòng thơ như giải tỏa tâm trạng của bản thân.
- Song trong áng văn của Nguyễn Bính còn chứa đựng tiếng nói, suy tư của nhà thơ đối với những mảnh đời nhỏ bé, bởi sự giản dị, mộc mạc, chuyến hành trình đi tìm cảm hứng, đã giúp cho ông hình thành cái tôi đồng cảm với đời, yêu đất nước, con người và nhất là với vẻ đẹp văn hóa dân tộc. Vần thơ dịu dàng, nhẹ nhàng trữ tình, thể hiện những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đã giúp cho vần thơ của Nguyễn Bính ghi đậm dấu ấn trong lòng đọc giả với hình ảnh quê hương sống động, yên bình.
a. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
- Bài thơ Mưa xuân được in trong tập Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính, xuất bản năm 1936. Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu của “tình quê, chân quê, hồn quê” Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX
b. Thể loại
- Văn bản “Mưa xuân” thuộc thể thơ thất ngôn.
c. Nhan đề
- Mùa xuân là thời điểm của lễ hội sặc sỡ, của những cặp đôi hẹn hò và thề non hẹn biển. Nó cũng là mùa của cảm xúc thơ mộng, sâu lắng trong lòng các nhà thơ.
- "Mưa xuân" không chỉ là một bức tranh miêu tả cảnh quê hương mà còn là lời thanh thản của những người trẻ yêu đời, là những chàng trai, cô gái chốn quê hương, của chính tâm hồn người thơ.
d. Bố cục
- Phần 1: Từ đầu đến …cách có một thôi đê: Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân đến.
- Phần 2: Đoạn sau: Tâm trạng và hành động của con người khi mùa xuân đến.
a. Tóm tắt văn ban
Bài thơ “Mưa xuân” mở ra bức tranh mùa xuân đầy thi vị qua cái nhìn độc đáo của nhà thơ Nguyễn Bính. Đó là một không gian thanh bình, yên ả và tràn đầy sức sống. Mùa xuân hiện lên với những cơn mưa bụi bay phơi phới, nhẹ nhàng như màn sương mờ ảo, làm cho không gian trở nên huyền ảo và lung linh. Cánh hoa xoan tím rụng đầy, tạo nên một tấm thảm hoa rực rỡ trên mặt đất. Tiếng trống chèo vang vọng từ thôn Đoài, mang theo niềm vui và sự náo nhiệt đến cho mọi người. Hiện lên trên bức tranh mưa xuân ấy là hình ảnh nhân vật “em” mang tâm hồn trẻ trung, yêu đời, duyên dáng, với mối tình chớm nở. Mọi cung bậc cảm xúc của “em” được nhà thơ Nguyễn Bính cảm nhận thật tình tế, khéo léo. Qua đó, người đọc thấy được sự thủy chung, niềm hi vọng, niềm tin mãnh liệt vào tình yêu của con người.
b. Tìm hiểu văn bản
* Khung cảnh bức tranh thiên nhiên mùa xuân:
- Mở đầu là hình ảnh “em”:
+ "Em" là cô gái làng nghề tơ tằm canh cửi
+ Bốn chữ "dệt lụa quanh năm" gợi tả một đức tính siêng năng, khéo tay, hay làm.
+ Hình ảnh so sánh: "Lòng trẻ còn như cây lụa trắng"-> gợi ra vẻ đẹp trẻ trung, xinh đẹp, ngây thơ, hồn nhiên, trinh trắng.
+ Nhà thơ không dùng "tấm lụa trắng" mà lại viết "cây lụa trắng" -> để làm nổi bật vẻ non tơ, trinh trắng và xinh tươi của "em". Em vẫn còn trẻ nên chưa được mẹ già “gả bán”
- Bức tranh mưa xuân:
+ Mưa xuân
+ Hoa xoan rụng
+ Hội chèo làng Đặng
-> Đây là những hình ảnh quen thuộc của mùa xuân.
+ Cụm từ “phơi phới”, "lớp lớp rụng vơi đầy": diễn tả niềm vui
- Bức tranh lễ hội:
+ Thôn Đoài hát tối nay
+ Bốn bên hàng xóm lên đèn
+ Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm
* Tâm trang và hành động của con người
- Tâm trạng bồi hồi, e thẹn của nhân vật “em” khi biết yêu:
+ Lòng giăng tơ một mối tình
+ Em ngừng thoi
+ Hai má đỏ bừng
-> Mối tình chớm nở làm em xao xuyến,"hai má bừng đỏ”. Đó là nét đáng yêu đáng quý của người con gái khi mới biết yêu. Người con gái không lúc nào ngừng nhớ về anh, nghĩ về anh "Cả trong mơ còn nhớ”
- Từ e ấp, e then, “em” đã trở lên mạnh mẽ, chủ động trong tình yêu:
+ Thôn Đoài cách có một đê thôi: "Thôi" cũng như "hồi" là đơn vị chỉ thời gian ngắn, cách nói của dân quê. "Thôi đê" trong câu thơ Nguyễn Bính chỉ một đoạn đê ngắn, con đường đi tới thôn Đoài. Đến thôn Đoài để nghe hát chèo và cái chính để tìm gặp người yêu.
-> Với “em” khoảng cách giữa em và anh không còn là trở ngại và em đã tìm sang xem hát, nhưng mục đích chính là để tìm anh “Em mải tìm anh chả thiết xem”
+ “Chờ mãi anh sang chả sang”: Câu thơ vang lên như một lời trách móc của “em” với anh.
+ Hai tiếng "chờ mãi" như một tiếng thở dài mà không thể kìm nén
- Tâm trạng buồn tủi của người con gái khi không gặp được người yêu:
+ Mình em lầm lụi trên đường về
+ Lạnh lùng
+ Em giận hờn anh cho đến sáng
+ Nước mắt tràn ra
=> Diễn tả nỗi buồn tủi của “em”. Khoảng cách giữa nhân vật trữ tình “ em” và "anh” cũng dường như xa cách dần, không phải "một thôi đê” nữa mà nó dài "một dải đê”.
+ “Hoa xoan đã nát dưới chân giày” như diễn tả nỗi lòng buồn đau của cô gái. Hội đã tan, mùa xuân đã cạn ngày. Em đâu còn cơ hội để gặp anh lần nữa.
- Niềm tin mãnh liệt của “em” vào tình yêu:
+ Em luôn hi vọng mùa xuân tới có thể gặp được anh.
+ Điệp ngữ "bao giờ”: như một sự ngóng trông, mong mỏi của cô gái trong sự chờ đợi vô vọng.
a. Giá trị nội dung
- Nguyễn Bính đã khắc họa bức tranh quê hương và tình cảm người con gái thật sinh động.
- Hình ảnh cô thiếu nữ mới lớn hiện lên với một tình yêu thuần khiết trong sáng và một niềm tin mãnh liệt vào tình yêu lứa đôi.
b. Giá tri nghệ thuật
- Hồn thơ giản dị, mộc mạc, chân chất
- Hình ảnh đối lập, vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ kết hợp với lối văn tự sự đi vào lòng người.
- Nghệ thuật lấy cảnh để diễn tả tâm trạng nhân vật trữ tình.
- Hình ảnh thơ gần gũi, quên thuộc