logo

Tác giả - Tác phẩm: Ba chàng trai sinh viên (mới 2024) | Văn 9 Kết nối tri thức

icon_facebook

Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Ba chàng trai sinh viên Ngữ văn 9 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!


I. Tác giả Ba chàng trai sinh viên


1. Tiểu sử cuộc đời

Tác giả - Tác phẩm: Ba chàng trai sinh viên Văn 9 Kết nối tri thức

- A thơ Cô nan Đoi lơ là một nhà văn người Scotland nổi tiếng với tiểu thuyết trinh thám Sherlock Holmes, tác phẩm được cho là một sáng kiến lớn trong lĩnh vực tiểu thuyết trinh thám.

-  Là nhà văn viết tiểu thuyết, truyện ngắn, nhà thơ, bác sĩ.

- Các tác phẩm của ông bao gồm nhiều truyện khoa học giả tưởng, tiểu thuyết lịch sử, kịch lịch sử, tiểu thuyết, thơ và bút ký.

- Cô-nan Đoi-lơ qua đời vì nhồi máu cơ tim ở tuổi 71


2. Tác phẩm chính

- Ông sáng tác ở nhiều thể loại như: tiểu thuyết lịch sử, truyện khoa học viễn tưởng, truyện ngắn, kịch… Ông nổi tiếng trên toàn thế giới với truyện trinh thám, trong đó nhân vật chính là Sơ-lốc Hôm. Sơ-lốc Hôm đã xuất hiện trong 4 tiểu thuyết và 56 truyện ngắn của Cô-nan Đoi-lơ.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Cuộc điều tra màu đỏ (1887, tiểu thuyết), Dấu bộ tứ (1890, tiểu thuyết), Những cuộc phiêu lưu của Sơ-lốc Hôm (1892, 12 truyện ngắn), Những hồi ức về Sơ-lốc Hôm (1894, 12 truyện ngắn),…


II. Tác phẩm Ba chàng trai sinh viên


1. Giới thiệu chung

a. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ

- Truyện ngắn Ba chàng sinh viên được in trong tập truyện Sự trở về của Sơ-lốc Hôm (1905).

b. Thể loại

- Truyện ngắn Ba chàng sinh viên thuộc thể loại truyện trinh thám

c. Nhan đề, đề tài

- Nhan đề đã thể hiện:

+ Ca ngợi tài năng phá án của thám tử Sơ-lốc Hôm.

+ Thể hiện niềm tin vào sự thật và phẩm chất tốt đẹp của con người (lòng tự trọng,
sự ân hận, ... 

d. Bố cục

- Phần 1: Từ đầu đến muốn xem qua phòng của ba sinh viên: Khái quát bối cảnh tình huống cốt truyện

- Phần 2: Tiếp đến pháp đình của chúng tôi: Cuộc trò chuyện của Hôm và thầy Xôm

- Phần 3: Còn lại: Cuộc phá án thành công của Hôm và hung thủ là Ghi-crít 


2. Đọc hiểu văn bản

a. Tóm tắt

- Truyện ngắn Ba chàng sinh viên của tác giả A thơ Cô nan Đoi lơ kể về một cuộc thi học bổng giá trị cao được tổ chức tại một Trường đại học. Đề thi là môn tiếng Hy Lạp, đây là đề thi khó. Thầy Xôm là người được phân công nhiệm vụ ra đề thi lần này. Tuy nhiên, thầy đã sơ suất để đề in thử trên mặt bàn và đi vắng khoảng một tiếng. Đến khi thầy quay lại thì mỗi tờ thi lại để một góc khác nhau. Thầy Xôm đã mời Hôm đến điều tra vụ án và có 3 cậu sinh viên trong khả nghi. Cuối cùng, Hôm đã tìm ra được thủ phạm, cậu ấy là vận động viên nhảy xa, tuy biết đề nhưng đã từ chối không dự thi vì đã được nhận vào làm ở Sở cảnh sát. Hôm đã chúc cậu tiền đồ sáng lạn và mong cậu có thể vươn cao trong tương lai.

b. Tình huống truyện

- Tình huống xảy ra: Có kẻ đã đột nhập vào văn phòng của thầy Xôm dể chép trộm dề thi trước ngày diễn ra cuộc thi giành học bổng có giá trị cao.

- Hành trình phá án: Thám tử Sơ-lốc Hôm tới văn phòng của thầy Xôm để xem xet, nghiên cứu hiện trường nhằm tìm ra thủ phạm. Cuộc điều tra tuy nhanh nhưng đã xác định rõ được nghi phạm là ba sinh viên ở cùng toà nhà với thầy Xôm.

- Sơ-lốc Hôm đã tới gặp thầy Xôm và khuyên ông vẫn tổ chức cuộc thi.

- Thám tử đã lập ra một "toà án nho nhỏ" để chỉ ra thủ phạm là Ghi-crít và người đã che giấu tội lỗi của anh ta là người hầu Ben-ni-xtơ.

c. Tìm hiểu văn bản

* Hệ thống nhân vật:

- Người diều tra: thám tử Sơ-lốc Hôm và người bạn Oát-xơn.

- Nạn nhân: thầy Xôm.

- Nghi phạm: ba sinh viên (Đao-lát Rát, Ghi-crit, Mai Mắc Le-ron).

- Thủ phạm: Ghi-crít

* Phân tích không gian vụ án

- Không gian: một căn nhà trọ ở một thành phố của Anh gồm có tất cả bốn tầng.

- Sự việc diễn ra: vụ việc thầy Xôm đã sơ ý đi ra ngoài dùng trà với bạn mà không để đề bài thi học bổng diễn ra vào ngày mai thật cẩn thận. Cuối cùng, khi dùng trà về, đề bài thi ở trên bàn của thầy đã có sự dịch chuyển, không còn ở vị trí cũ.

-  Dấu vết quan trọng:  trên mặt bàn làm việc của thầy Xôm có vài mảnh vỏ bút chì, một đầu chì gãy, vết rách dài khoảng 3 inch và một mẩu bột đen nhỏ -> làm quá trình phá án vụ việc xảy ra của căn nhà trọ của thầy Xôm cụ thể, logic hơn và bằng chứng phạm tội thuyết phục hơn.

* Phân tích thời gian xảy ra vụ án

- Thời gian phá án trong văn bản là một buổi tối

- Thời gian bắt đầu xảy ra vụ việc là từ 4 giờ 30 chiều khi thầy Xôm dùng trà với người bạn đã hẹn của mình.

- Buổi sáng ngày mai là thời gian sinh viên vào phòng thi và nhận đề bài môn tiếng Hy Lạp để lấy học bổng.

-> Thời gian ngắn và gấp rút 

* Phân tích nhân vật Hôm:

- Hôm là một nhà phá án lý trí- hành động.

+ Dấu vết đầu tiên hung thủ để lại đó chính là vài mảnh vỏ bút chì, một đầu chì gãy, vết rách dài 3inch, một mẩu bột đen, và Hôm nhận ra một dấu vết quan trọng là hung thủ đã ngủ trong phòng của thầy

+ Hôm đã kiểm tra kỹ càng cửa sổ phòng thầy Xôm, để ước lượng chiều cao của hung thủ, người đó phải cao tầm Hôm hoặc hơn thì mới có thể lẻn vào. Và trong ba sinh viên thì Ghi-crit là vận động viên nhảy xa nên đây là kẻ tình nghi đầu tiên của Hôm.

+Dấu vết quan trọng thủ phạm để lại đó là mẩu bột đen nhỏ như mùn cưa. Ghi- crit là vận động viên ở ngoài sân vận động, đôi giày cậu ta đeo là gìay đinh. Khi vân động ở đó, đất sẽ bám vào đinh giày và khi bỏ trốn thủ phạm đã làm mẩu đất rã ra, rơi xuống phòng ngủ và bàn làm việc của thầy.

+ Vì thời gian phá án gấp rút nên ông đã lập ra một tòa án nhỏ để thủ phạm phải khiếp sợ. Hôm đã nghi ngờ kẻ tình nghi đó là ngã người hầu Be-ni- xto.

=> Với những suy nghĩ cùng với lời nói sắc bén, hùng hồn của Hôm đã khiến cho người hầu ấp úng khai ra sự việc. Và cuối cùng bằng những chứng cứ thu thập được, dấu vết hung thủ để lại và lời lẽ lập luận của mình, Sơ- lốc Hôm đã tìm ra được hung thủ là Ghi- crit.

- Hôm là một người tốt bụng.

+ Thời gian phá án là trong một buổi tối nhưng Hôm không hề nản chí mà vẫn quay trở lại giúp thầy Xôm tìm ra hung thủ.

+ Khi tìm ra được hung thủ là ai, Hôm không hề trách móc hay bắt phạt hung thủ. Hôm để hung thủ của mình tự nhận ra lỗi lầm của mình.

+ Sau khi hung thủ biết lỗi, Hôm đã nhắc nhở anh và đưa ra cho anh một bài học quý giá.


3. Giá trị tác phẩm

a. Giá trị nội dung

- Câu chuyện xoay quanh vụ án của thầy Xôm, và cuối cùng đã tìm ra hung thủ vụ án, qua đó cho thấy được tài năng phá án của Hôm.

- Ngoài ra, Hôm còn là một người tốt bụng, nhân từ, mặc dù tìm ra hung thủ nhưng vẫn rộng lượng tha thứ cho họ.

b. Giá trị nghệ thuật

- Cấu trúc hình học của hình tượng thể hiện ở mối quan hệ giữa các nhân vật.

- Văn học trinh thám ra đời để phản ánh đề tài tội ác, cốt truyện đều xoay quanh việc tìm hoặc phanh phui tội ác.

-  Không gian trong văn bản không gian hẹp, diễn ra ở một căn nhà trọ khoảng chừng bốn tầng.

- Thời gian phá án ngắn, tạo áp lực cho nhà thám tử, tăng sức hút, hấp dẫn cho câu chuyện phá án.  

icon-date
Xuất bản : 11/10/2024 - Cập nhật : 15/10/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads