logo

Tác giả - Tác phẩm: Bài thơ Sơn Tinh, Thủy Tinh (mới 2024) | Văn 9 Kết nối tri thức

icon_facebook

Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Bài thơ Sơn Tinh, Thủy Tinh Ngữ văn 9 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!


I.Tác giả Bài thơ Sơn Tinh, Thủy Tinh


1.Tiểu sử

Tác giả - Tác phẩm: Bài thơ Sơn Tinh, Thủy Tinh Văn 9 Kết nối tri thức

– Quê quán: tai Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.

– Là con trai của dịch giả, nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh và vợ hai. Thế nhưng, ông được cả gia đình rất yêu thương và tôn trọng.

– Ông rất tài năng và hòa đồng

– Từ năm 1930, kinh tế gia đình bắt đầu trở nên khó khăn. Nguyễn Nhược Pháp khi này vừa phải đi học, vừa phải đi làm ở tòa báo An Nam để có thể kiếm thêm được tiền nhuận bút, với mong muốn giảm bớt đi gánh nặng chi tiêu của gia đình cho mình.

– Khi mới 18 tuổi, Nguyễn Nhược Pháp đã bắt đầu có những sáng tác thơ của riêng mình. Các tác phẩm của ông đã được đăng trên các báo như L’Annam nouveau, Tinh hoa, Đông Dương tạp chí, Nhật Tân, Hà Nội báo…

– Năm 1934, ông thi đỗ tú tài phần một.

– Năm 1935, ông đỗ tú tài phần hai và theo học tại Ban Luật của Trường Cao đẳng Luật và Pháp chính (Ecole supérieure de Droit et Administration) – nay là trường Đại học Luật Hà Nội.


2.Tác phẩm chính

– Ngày xưa (tập thơ, 1935)

– Người học vẽ (kịch, 1936)

– Tình trẻ thơ (truyện ngắn)

– Mẹ và con (truyện ngắn)

– Bức thư (truyện ngắn)


3.Phong cách sáng tác

– Thơ của ông mang nét lãng mạn trữ tình. 

- Thơ ông đọc lên luôn khiến độc giả phải bật cười, nhưng đó không phải là tiếng cười xuồng xã, thô thiển mà là tiếng cười đầy ý nhị, ẩn ý. Tuy chỉ có được hai tác phẩm được in thành sách giấy, thế nhưng sức hút, sức ảnh hưởng cũng như giá trị mà thơ của Nguyễn Nhược Pháp mang lại là không hề nhỏ. 

* Một số nhận xét về tác giả Nguyễn Nhược Pháp:

– Nhà phê bình văn học Hoài Thanh, Hoài Chân: “Thơ in ra rất ít mà được người ta mến rất nhiều, tưởng không ai bằng Nguyễn Nhược Pháp…. Đọc thơ Nguyễn Nhược Pháp, lúc nào hình như cũng thoáng thấy bóng một người đương khúc khích cười. Nhưng cái cười của Nguyễn Nhược Pháp khác xa những lối bông lơn, khó chịu của các ông tú, từ Tú Suất, Tú Xương, đến Tú Mỡ. Nó hiền lành và thanh tao. Nội chừng ấy có lẽ cũng đủ cho nó có một địa vị trên thi đàn. Nhưng còn có điều này nữa mới thật quý: với Nguyễn Nhược Pháp nụ cười trên miệng bao giờ cũng kèm theo một ít cảm động trong lòng.”

– Nhà thơ Thế Lữ: “Khéo đặt những tiếng đột ngột, sống sượng, ngạo nghễ hay những đoạn vui vẻ, nhẹ nhàng, khéo bắt ngòi bút họa theo tư tưởng một cách dễ dàng, tự nhiên, khéo lên tiếng cười vào những đoạn trang nghiêm, nên tiếng cười bao giờ cũng đằm thắm và bao giờ cũng có chừng, đó là những bí thuật của cuốn “Ngày xưa” mà chỉ riêng ông Nguyễn Nhược Pháp tìm thấy”.


II. Tác phẩm Bài thơ Sơn Tinh, Thủy Tinh


1. Giới thiệu chung

a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- “Sơn Tinh – Thủy Tinh” trích trong tập thơ “Hoa một mùa”, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2018, tr217 – 223)

b. Thể loại

- Thuộc thể loại thơ bảy chữ.

c. Đề tài, nhan đề

- “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện được kể bằng thơ nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm của nước ta và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

d. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến…uy nghi): Sơn Tinh và Thủy Tinh ứng tuyển khi Hùng Vương thứ mười tám kén chồng cho con gái Mị Nương.

- Phần 2 (tiếp theo đến…Mị Nương): Những yêu cầu trong sính lễ mà Hùng Vương thử thách đưa ra cho hai chàng.

- Phần 3 (tiếp theo đến…quắp đuôi xôn xao): Sơn Tinh đến trước và rước Mị Nương về.

- Phần 4 (đoạn còn lại): Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh và thua trận và giải thích lí do hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh.


2. Đọc hiểu văn bản

a. Tóm tắt văn bản

Bài thơ “Sơn Tinh, Thủy Tinh” kể về câu chuyện đi hỏ vợ của Sơn Tinh và Thỷ Tinh. Tuy nhiên, câu chuyện không tâp trung vào kể lễ vật cưới công chúa, mà nó tập trung vào trận đánh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Bài thơ Sơn Tinh, Thủy Tinh là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

b. Bối cảnh tình huống truyện

- Bài thơ Sơn Tinh, Thủy Tinh dựa trên cốt truyện truyền thuyết Sơn Tinh và Thủy Tinh. 

- Nhân vật và sự kiện chính dựa trong văn bản Bài thơ Sơn Tinh, Thủy Tinh dựa tên đặc điểm tính cách và các sự kiện trong truyền thuyết dân gian Sơn Tinh, Thủy Tinh.

+ Nhân vật (vua Hùng Vương, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

+ Các sự kiện chính (Vua Hùng kén rể, Sơn Tinh lấy được Mị Nương, Thuỷ Tinh giao tranh với Sơn Tinh hòng cướp lại Mị Nương) 

+ Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh kể bằng hình thức văn xuôi; Bài thơ Sơn Tinh, Thủy Tinh của Nguyễn Nhược Pháp thuộc thể loại thơ, kể chuyện bằng thơ.

c.Tìm hiểu nhân vật

* Nhân vật Mị Nương:

- Là con vua Hùng đời thứ mười tám “Con vua Hùng Vương thứ mười tám”

- Chi tiết miêu tả Mị Nương:

“Mị Nương xinh như tiên trên trần
Tóc xanh viền má hây hây đỏ,
Miệng nàng hé thắm như san hô,
Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ...”

=> Những chi tiết trên cho ta thấy Mị Nương là một người xinh đẹp, có vẻ đẹp dịu dàng nghiêng nước, nghiêng thành…

- Mị Nương đến tuổi gả chồng: “Hùng Vương thường nhìn con yêu quá,/ Chắp tay ngẩng lên giời tạ ân;/ Rồi cười bảo xứng ngôi phò mã “.

- Là một người con hiếu thảo thể hiện qua chi tiết đem sính lễ đến đón Mỵ Nương, vua Hùng thách cưới, Mỵ Nương quỳ lạy cha trước khi xuất giá

* Nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh

                   Sơn Tinh                                  Thủy Tinh                       
Ngoại hình - có một mắt ở trán
- phi bạch hổ trên cạn
- Mình phủ áo bào, tay ghì cương hổ, tay cầm lau
=> Dáng vẻ oai phong lẫm liệt.
- râu ria quăn xanh rì
- cưỡi lưng rồng uy nghi.
- Ngồi trên lưng rồng vàng.
- Mình khoác bào xanh da giời quang.
=> Dáng vẻ phong trần.
Phép thuật (Sức mạnh) - Vung tay niệm chú. Núi từng dải, Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò
=> Nx: phép thuật của Sơn Tinh mang tính tích cực, mang lại sự sống cho muôn loài.
- Tay hất chòm râu xanh, hò mây to nước cả, dậm chân rung khắp, 
Ào ào mưa, Cây xiêu, cầu gẫy, Bò, lợn, và cột nhà trôi theo.
=>Nx: phép thuật của Thủy Tinh mang tính tiêu cực, nó hủy diệt sự sống của muôn loài.
Lễ vật - Năm chục con voi xám; tải bạc, kim cương, vàng lấp loáng; Sừng tê, ngà voi và sừng hươu.
=> Thái độ Hùng Vương gặp liền thoáng nở nụ cười.
=> Sức mạnh của Sơn Tinh biểu trưng cho đất, núi, sinh vật trên rừng.
- Cua đỏ và tôm cá, năm mươi hòm ngọc trai,,..
=> Hùng Vương mặt mày ủ rõ.
Cuộc giao tranh - Tức khắc niệm chú, đất nẩy vù lên cao; đưa tay vẫy hùm, voi, báo; các con vật đuôi quắp, nhe nanh, giơ vuốt; đạp long đất núi, gầm, xông xáo; cuộc chiến khiến cho máu vọt phì reo muôn ngấn hồng; quang cảnh xung quanh thì mây đen hăm hở bay mù mịt; sấm ran, sét động nổ loè xanh...

- Cưỡi lưng rồng hung hăng; cá voi quác mồm to muốn đớp, cá mập quẫy

 đuôi cuồng nhe răng,...

=> Nhận xét cuộc giao tranh:

- Diễn ra rất dữ dội, sinh động.

- Mỗi nhân vật trong câu chuyện đều có tài năng, thần thái oai phong, mạnh mẽ, hoàn toàn ngang hàng nhau, không ai lép vế ai

- Cuộc giao tranh đã tác động đến tâm trạng nhân vật Mị Nương và vua Hùng, và có những lời nói, sự ảnh hưởng đến cốt truyện:

+ Vua Hùng hỏi Mị Nương muốn chọn ai thì Mị Nương bèn nói “Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha”.

+ Khi Thủy Tinh thể hiện khiến bò lợn, cột nhà trôi theo. Mị Nương đã sợ hãi và Sơn Tinh thể hiện sự bình tĩnh khi trấn an Mị Nương “Nàng đừng lo”.

+ Khi Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau thì Mị Nương cũng đã thốt lên “Ôi, tại ta…”

d. Chi tiết kì ảo trong truyện

- Tính chất kì ảo được thể hiện:

+ Qua ngoại hình của Sơn Tinh: Ba mắt.

+ Phương tiện di chuyển của các thần: Cưỡi trên con thú – rồng, hổ.

+ Các phép của hai vị thần như hô mưa gọi gió và phép tạo núi chặn dòng nước…

+ Cách miêu tả yếu tố kì ảo đặc sắc ở chỗ có thêm rất nhiều chi tiết về các con vật đặc trưng ở trên cạn và dưới nước cùng tham gia giao tranh.

- Tác dụng:

+ Tạo nên một trận chiến kì ảo đầy sức hấp dẫn.

+ Tô đậm thể loại truyền thuyết, tính chất kì lạ, nguồn gốc khác thường về nhân vật thần linh. 

+ Giúp cho bài thơ trở nên hấp dẫn, tăng sức thu hút, thể hiện trí tưởng tượng phong phú, liên tưởng tài tình,…

e. Mối quan hệ giữa thế giới thực và thế giới ảo

+ Lí giải các hiện tượng tự nhiên có giải thích.., thể hiện sự tôn sùng của nhân dân ta đối với thần thánh.

3. Tổng kết


a. Giá trị nội dung

- Bài thơ Sơn Tinh, Thủy Tinh là câu chuyện bằng thơ của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, dựa trên cốt truyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Cuộc kén rể của vua Hùng, cuộc tranh chấp của hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Là câu chuyện giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm của nước ta.

- Thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.

b. Giá trị nghệ thuật

+ Yếu tố kì ảo giúp cho bài thơ trở nên cuốn hút, hấp dẫn và thú vị hơn.

+ Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn.

+ Nghệ thuật miêu tả nhân vật độc đáo

+ Cách gieo vần nhịp linh hoạt, tự nhiên

+ Thể thơ tự do.

icon-date
Xuất bản : 11/10/2024 - Cập nhật : 15/10/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads