logo

Tác giả Chu Văn Sơn - Gió thanh lay động cành cô trúc (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Gió thanh lay động cành cô trúc bao gồm Giới thiệu tác giả Chu Văn Sơn và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Gió thanh lay động cành cô trúc - SGK Văn 10 Cánh diều.

Tác giả - Tác phẩm: Gió thanh lay động cành cô trúc


I. Giới thiệu tác giả Chu Văn Sơn

- Nhà giáo, nhà phê bình Chu Văn Sơn sinh năm 1962, mất năm 2019. Ông là tiến sĩ, giảng dạy tại Đại học Sư phạm Hà Nội từ năm 1984 đến khi qua đời.

- Quê quán: Thanh Hóa

- Chu Văn Sơn trước hết là một nhà nghiên cứu, phê bình văn học - một nhà nghiên cứu, phê bình tài năng. Những tác phẩm như “Ba đỉnh cao thơ Mới”, “Thơ - điệu hồn và cấu trúc” và nhiều công trình khác nữa đã xác nhận tên tuổi tác giả của nó như là một trong những đỉnh cao trong giới phê bình văn học đương đại. Đọc những bài viết của thầy, người đọc tìm thấy ở đó một vốn kiến thức sâu rộng; những phát hiện mới mẻ, độc đáo được thể hiện trong một lối hành văn mê đắm, tài hoa.

- Ngoài phê bình và giảng dạy văn học, thầy Chu Văn Sơn còn chú tâm đến sáng tác, đặc biệt là trong hai thể loại: Tùy bút và tản văn. 

* Sự nghiệp văn học:

- Ông là tác giả của những công trình như Hàn Mặc Tử, văn chương và dư luận (2002), Ba đỉnh cao thơ mới (2003), Nguyễn Đăng Mạnh tuyển tập...

- Ngoài ra, ông biên soạn chung một số sách như: Xuân Diệu tác giả và tác phẩm trong nhà trường, Từ điển tác giả Văn học Việt Nam hiện đại, Chân dung các nhà văn Việt Nam hiện đại, Giảng văn Văn học Việt Nam hiện đại, Phân tích bình giảng tác phẩm văn học trong nhà trường...


II. Khái quát tác phẩm Gió thanh lay động cành cô trúc


1. Hoàn cảnh sáng tác

Trích từ tập “Thơ, điệu hồn và cấu trúc” xuất bản năm 2007

Tác giả Chu Văn Sơn - Gió thanh lay động cành cô trúc (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

2. Nội dung chính

Văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc là bài phân tích, cảm nhận về bài thơ Thu vịnh của tác giả Nguyễn Khuyến. Hai câu đề gợi lên cái thần thái của trời thu qua phông cảnh, đường nét rộng, thoáng đạt cùng một màu xanh ngắt. Hai câu thực tả cảnh mặt nước và mặt đất khiến bức tranh thu tỏa ra một gam màu xanh vừa thanh đạm vừa sâu lắng. Hai câu luận, không gian và thời gian như được mở rộng ra, bức tranh thu trở nên thi vị hư huyền. Và trong lòng thi nhân lúc này cũng mang nặng nỗi u hoài không dễ gì tỏ bày. Kết thúc bài thơ là bức họa thật nhanh mà cũng thật đọng với nét thanh tao, lặng thầm mà khiêm cung của Nguyễn Khuyến khi thẹn với ông Đào.


3. Bố cục

- Đoạn 1: Cái "thần" của mùa thu:

- Đoạn 2: Cảm nhận bài Thu Vịnh để thấy rõ hơn thần thái trời thu


4. Giá trị nội dung

Cảm nhận bức tranh mùa thu thư thái 


5. Giá trị nghệ thuật

Nghệ thuật nghị luật chặt chẽ, thuyết phục


III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Gió thanh lay động cành cô trúc

Tác giả Chu Văn Sơn - Gió thanh lay động cành cô trúc (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Gió thanh lay động cành cô trúc

Câu 1: Em hiểu thế nào về nhan đề Gió lay cành trúc?

Lời giải:

Nhan đề “Gió lay cành trúc” giàu tính biểu tượng. Tác giả Nguyễn Khuyến phải có sự tinh tế để nhận ra những gợn gió vi vu làm xao xuyến rặng tre.

Câu 2: Xác định những câu văn, cụm từ cho biết thái độ và cảm xúc của người viết trong phần 3 của tác phẩm.

Lời giải:

Những câu văn, cụm từ cho biết thái độ và cảm xúc của người viêt trong phần 3: 

+ Với hai sắc độ ấy, bức tranh thu của Nguyễn Khuyến đã lan tỏa một gam xanh vừa thanh đạm vừa sâu lắng, điều mà Xuân Diệu gọi là "những điệu xanh".

+ Thực thì, khung cửa kia mùa nào chẳng thế, chẳng phải thu đến thì nó thưa hơn. Nhưng, có phải sang đến mùa = thu thì cái vẻ thưa của nó mới lưu thành ấn tượng trong nhỡn quan thi sĩ như một nét song thu...

Và vầng trăng tri kỉ chỉ thoải mái đi về cùng với thi nhân qua cái khung trời thông thoáng trữ tình ấy?

Câu 3: Hãy chỉ ra các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc và trình tự sắp xếp các luận điểm đó.

Lời giải:

+ Giới thiệu về cái thần mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến.

+ Hai câu đề: Thần thái của trời thu.

+ Hai câu thực: Tả cảnh mặt nước và trời đất.

+ Hai câu luận: Không gian, thời gian được mở rộng ra.

+ Hai câu kết: Bức họa thật nhanh mà thật đọng.

=> Trình tự sắp xếp các luận điểm: Các luận điểm được sắp xếp theo cấu trúc của bài thơ.

Câu 4: Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu "đề, thực, luận, kết", tác giả đã kết hợp những thao tác nghị luận nào? Hãy chỉ ra các thao tác ấy và phân tích hiệu quả phối hợp của chúng trong một đoạn cụ thể.

Lời giải:

Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu "đề, thực, luận, kết", tác giả đã kết hợp những thao tác nghị luận giải thích, phân tích và bình luận.

Trong đoạn nói về 2 câu đề ở phần 2, tác giả đã giải thích ý nghĩa của từng chữ mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng: xanh ngắt, mấy tầng cao, cần, hắt hiu, lơ phơ, gió thanh. Song song với việc giải thích, tác giả đã phân tích câu bằng cách tách nhỏ từng yếu tố, từng chữ trong câu thơ ra, nhằm đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung. Kết đoạn, tác giả sử dụng thao tác nghị luận bình luận rằng: "Đó chính là những gợn gió thanh từng làm xao động thân cô trúc của Nguyễn Khuyến đây trăng? Việc kết hợp các thao tác nghị luận lại như vậy, sẽ giúp đoạn văn có kết cấu mạch lạc, đồng thời cũng giúp người đọc hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

Câu 5: Hãy chỉ ra những từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm trong phần 4.

Lời giải:

Những từ ngữ: một ảo giác về thời gian, một thảng thốt trước không gian, những thi vị hư huyền, một thoáng hồ nghi, một giây thảng thốt, thinh không càng tĩnh lặng, tiếng cá quẫy vọng, tiếng chim di trú rớt xuống từ không trung.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 10 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Gió thanh lay động cành cô trúc trong bộ SGK Văn 10 Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 15/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022