logo

Tác giả - Tác phẩm: Đừng gây tổn thương (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Đừng gây tổn thương bao gồm Giới thiệu tác giả Ca-ren Ca-xây và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Đừng gây tổn thương - SGK Văn 10 Cánh diều.

Tác giả - Tác phẩm: Đừng gây tổn thương


I. Giới thiệu về tác giả Ca-ren Ca-xây (Karen Casey)

- Ca-ren Ca-xây sinh năm 1947

- Phong cách nghệ thuật: Tác giả Mỹ chuyên viết về tâm lí và nghệ thuật sống 


II. Khái quát tác phẩm Đừng gây tổn thương


1. Hoàn cảnh sáng tác

“Đừng gây tổn thương” là văn bản được trích từ tác phẩm “Khi ta thay đổi, thế giới sẽ đổi thay”.


2. Tóm tắt

Rất khó để chúng ta biết được mình có đang gây ra tổn thương cho người khác không, đặc biệt khi họ không bị tổn hại gì về thân thể thì càng khó. Sự tổn thương có thể được ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau và chắc chắn rằng tất cả đều không cảm thấy hạnh phúc. Đừng gây tổn thương người khác bằng lời nói. Phương pháp giải quyết nó là tập trung trí óc, tuân theo quy tắc ứng xử cơ bản: Đừng nói với người khác những điều mà bạn không muốn nghe. Mỗi ngày đừng gây tổn thương cho ai là một phương pháp quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc, cam kết với bản thân mỗi ngày. Chỉ cần cố gắng, chúng ta đều có thể làm được và không ai sẽ phải bị tổn thương.

Đừng gây tổn thương (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

3. Bố cục

Phần 1: Nêu vấn đề nghị luận

Phần 2: Không gây tổn thương bằng lời nói

Phần 3: Mỗi ngày một cam kết


4. Giá trị nội dung

Bài học rất ý nghĩa về cách cư xử, đối nhân xử thế giữa con người với con người trong xã hội.  


5. Giá trị nghệ thuật

- Dùng lí lẽ, ngôn từ sắc bén, thuyết phục

- Lập luận chặt chẽ

- Luận điểm rất rõ ràng 


III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Đừng gây tổn thương

Đừng gây tổn thương (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Đừng gây tổn thương

Câu 1: Em hiểu như thế nào về nhan đề Đừng gây tổn thương?

Lời giải:

Nhan đề “Đừng gây tổn thương” là một lời khuyên nhủ con người không nên gây ra những tổn thương cho người khác.

Câu 2: Theo tác giả, thế nào là "thô lỗ"?

Lời giải:

Theo tác giả, trong quá trình giao tiếp, chúng ta luôn có các phương án lựa chọn khác nhau như chú ý lắng nghe, giả vờ lắng nghe một cách tế nhị hay phớt lờ người khác ra mặt. Bất cứ điều gì không thể hiện sự chú tâm của chúng ta thì được coi là sự thô lỗ.

Câu 3: Theo em, vấn đề đặt ra trong văn bản “Đừng gây tổn thương” có ý nghĩa gì với cuộc sống ngày nay?

Lời giải:

- Một số những lời khuyên hoặc câu danh ngôn về lối sống xuất hiện trong văn bản Đừng gây tổn thương là:

+ Đừng nói với người khác những điều mà bạn không muốn nghe

+ Nói đơn giản hơn là bạn chẳng được lợi gì khi đối xử với người khác không tử tế

+ Chúng ta không cần đáp trả bằng thái độ tương tự khi ai đó đối xử tệ với mình

+ Chọn cách ứng xử cùng với yêu thương không quá khó so với chọn cách đáp trả tàn nhẫn

+ “Chúng ta chỉ được giao phó một nhiệm vụ duy nhất, đó là yêu thương lẫn nhau. Nếu không thể làm được như vậy thì ít nhất hãy cố gắng kiềm chế để không xúc phạm nhau”

+ Theo em, vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa to lớn với cuộc sống ngày nay. Đây chính là những thông điệp mà mọi người cần chú ý: Đừng bao giờ gây tổn thương tới người khác dưới bất kì hình thức nào. Chúng ta hãy sống yêu thương lẫn nhau vì con người đã quá mệt mỏi trong guồng quay công việc bộn bề của xã hội hiện đại rồi. Nếu chúng ta sống không gây tổn thương tới người khác thì không chỉ họ mà cả tâm hồn và thể chất chúng ta cũng được nhẹ nhõm, thanh thản.

Câu 4: Không làm tổn thương người khác mang lại hiệu quả gì?

Lời giải:

Không làm tổn thương người khác mang lại hiệu quả: sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản về cả thể chất lẫn tinh thần, không cần đoán xem những hành động của mình sẽ gây ra tác động hay hậu quả như thế nào, hãy tận hưởng điều đó bởi nó sẽ đem lại cảm giác hạnh phúc và bình yên cho chúng ta.

Câu 5: Từ tác phẩm Đừng gây tổn thương – Ca-ren Ca-xây, SGK Ngữ văn 10 tập 2 Cánh Diều, em hãy viết đoạn văn nghị luận về câu nói “Hãy khép lại những lời nói gây tổn thương để mở ra những yêu thương chân thành”.

Lời giải:

“Hãy khép lại những lời nói gây tổn thương để mở ra những yêu thương chân thành”. Đây là một quan niệm đúng đắn và gợi ra cho ta muôn vàn suy nghĩ. Lời gây tổn thương ở đây chính là những lời cay nghiệt, chưa tốt, làm ta buồn, ta âu lo. Còn lời yêu thương chân thành là những lời động viên, an ủi, sẻ chia. Cuộc sống này với những xô bồ làm con người dường như mỗi lúc một xa nhau. Người ta dễ dàng thốt ra một lời chứa muôn ngàn dao găm nhưng lại khó bày tỏ một câu nói chân thành. Làm người nào đó tổn thương bao giờ cũng dễ vì sự tổn thương rất dễ xảy đến. Chỉ cần bạn thờ ơ, bạn vô tâm hoặc thậm chí là bạn tự cho rằng lời của mình ngay thẳng, chỉ suy nghĩ tưởng ấy thôi cũng có thể khiến lời bạn nói ra cay nghiệt, độc địa. Dù chúng ta có thân đến đâu thì bạn cũng hãy biết đâu là điểm dừng, đâu là đúng, sai hay không nên. Lời gây tổn thương có thể vui miệng bạn trong một lúc nhưng sẽ làm người bên cạnh bạn phải suy nghĩ, phải trăn trở và thậm chí đau khổ vì nó. Đừng bao giờ chỉ vì cái vui miệng của mình mà làm người khác rơi vào bi kịch. Trên mạng đang rầm rộ vụ việc một giáo viên nói những lời body shaming ngoại hình học sinh từ năm cấp hai và khiến bạn học sinh đó chịu tổn thương dầu đã bốn năm trôi qua. Thật dễ dàng cho một lời gây tổn thương và ám ảnh. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người phải chịu những lời cay độc mà nghĩ, mà thấu hiểu. ĐỪng bao giờ ích kỉ riêng mình. Trao đi yêu thương, tất cả chúng ta đều sẽ hạnh phúc, vui vẻ. Kẻ chỉ biết sống với ích kỉ, chỉ biết nói lời gây tổn thương người khác sẽ không bao giờ biết đâu là hạnh phúc thật sự và sống ở đời chỉ với một niềm âu lo, vô cảm, bị xa lánh và bỏ rơi. Bạn không muốn sống một đời như vậy chứ? 

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 10 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Đừng gây tổn thương trong bộ SGK Văn 10 Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 15/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022