logo

Tác giả Trần Đăng Khoa - Lính đảo hát tình ca trên đảo (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Lính đảo hát tình ca trên đảo bao gồm Giới thiệu tác giả Trần Đăng Khoa và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo - SGK Văn 10 Cánh diều.

Tác giả - Tác phẩm: Lính đảo hát tình ca trên đảo


I. Giới thiệu tác giả Trần Đăng Khoa

Nhà thơ Trần Đăng Khoa sinh ngày 24-4-1958 tại Tỉnh Hải Dương, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Kim Ngưu, cầm tinh con (giáp) chó (Mậu Tuất 1958). Trần Đăng Khoa xếp hạng nổi tiếng thứ 48143 trên thế giới và thứ 226 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng.

Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng được mệnh danh là “Thần đồng thơ trẻ”. Ông cũng là một nhà văn và một nhà báo. Ông giữ chức vụ biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình của kênh VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.

Phong cách nghệ thuật: Giản dị, gần gũi, giàu chất nhạc,

Tác phẩm chính: Góc sân và khoảng trời, từ góc sân nhà em, khúc hát người anh hùng,...


II. Khái quát tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo


1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ sáng tác vào năm 1982 trong một lần đi thăm những người chiến sĩ nơi đảo xa của nhà thơ Trần Đăng Khoa. 

- Bài thơ được trích từ tập “Tuyển thơ” của nhà xuất bản Văn học


2. Nội dung chính

Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Ca ngợi tinh thần lạc quan, tươi trẻ của những người lính hải đảo nơi Trường Sa khắc nghiệt cùng tinh thần yêu nước, hướng về tổ quốc của họ.


3. Bố cục

Đoạn 1,2,3: Khâu chuẩn bị biểu diễn của những người lính đảo

Đoạn 4,5,6: Buổi biểu diễn của những người lính đảo

Đoạn 7,8,9,10: Buổi biểu diễn đến cao trào 


4. Giá trị nội dung

- Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sự lạc quan vui tươi niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống của những người lính trên đảo.

- Tình cảm xót thương trước hiện thực khó khăn, thiếu thốn của những người lính ngoài đảo xa

Tác giả Trần Đăng Khoa - Lính đảo hát tình ca trên đảo (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

5. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa sinh động, linh hoạt

- Ngôn ngữ thơ mềm mại, uyển chuyển

- Hình ảnh thơ mới mẻ, sáng tạo


III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo

Tác giả Trần Đăng Khoa - Lính đảo hát tình ca trên đảo (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo

Câu 1: Phân tích tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo và khúc tình ca của họ trong sau khổ thơ cuối.

Lời giải:

Một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo và khúc tình ca của họ trong sau khổ thơ cuối:

+ Biện pháp so sánh: Giai điệu của người lính ngang tàn như gió biển/ Yêu em thủy chung hơn muối mặn.

+ Biện pháp nhân hóa: Vỏ ốc cất thành lời.

+ Điệp cấu trúc: Nào hát lên.

=> Tác dụng: thể hiện được hình tượng của người lính đảo nơi Trường Sa.

Câu 2: Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo. Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ,... của em khi đó bằng một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng).

Lời giải:

Giai điệu khúc ca của những người lính đảo gợi cho em thật nhiều cảm xúc. Trước thiên nhiên khắc nghiệt của Trường Sa, họ vẫn giữ được tinh thần lạc quan, yêu đời. Điều đó được thể hiện qua buổi văn nghệ đặc biệt của người lính đảo. Sân khấu là đá san hô kê lên, cánh gà là vài tấm tôn, ngoài kia gió rát mặt, sỏi cát bay “nhưng lũ chim hoang”. Nhưng người lính vẫn vui vẻ biểu diễn, khán giá và diễn viên đều là họ. Hình ảnh những người lính trọc đầu hiện lên thật hài hước. Họ tự ví mình như “sư cụ” đang hát tình ca. Bản nhạc vang lên lúc say đắm, lúc tự hào. Lắng nghe bản nhạc, em cảm thấy thật tự hào và cảm phục những người lính đảo Trường Sa.

Câu 3: Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Cuộc sống vật chất và tâm hồn của người lính đảo trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì?

Lời giải:

Cuộc sống vật chất và tâm hồn của người lính đảo trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ về một cuộc sống trên đảo Trường Sa đầy gian khổ, khắc nghiệt: gió rát mặt, đảo thay đổi hình dạng, sỏi cát bay như lũ chim hoang. Ở nơi biển đảo hẻo lánh ấy, những người lính hải quân vẫn hiên ngang và cất lên bài hát của tuổi trẻ. Không những có phẩm chất kiên cường mà ta còn thấy được tinh thần tươi trẻ và yêu đời của những người lính ấy. Ngoài ra, ta thấy được họ là những người lính khát khao cống hiến cho tổ quốc. Tình yêu của họ được gửi gắm vào lời hát và tiếng lòng của trái tim "Nào hát lên". Tình yêu ấy là động lực để họ "đứng vững" trước những khó khăn và họ còn muốn hát lên cho trời đất, mây nước biết.

Câu 4: Kết thúc bài thơ có điều gì bất ngờ?

Lời giải:

Hình ảnh “những đá trọc đầu” xuất hiện đầy bất ngờ và ám ảnh, gợi về những người lính đảo không ngại khó khăn, đang ngày đêm bảo vệ tổ quốc.

Câu 5: Hình ảnh những người lính trọc đầu trong đoạn thơ gợi cho anh/chị liên tưởng đến câu thơ nào về người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp? ở họ có điểm chung gì về hoàn cảnh chiến đấu và bảo vệ tổ quốc

Lời giải:

- Hình ảnh những người lính trọc đầu trong đoạn thơ gợi liên tưởng đến hình ảnh người lính Tây Tiến thời kháng Pháp qua câu thơ “Tây Tiến đoàn bỉnh không mọc tóc” (Tây Tiến của Quang Dũng).

- Điểm chung về hoàn cảnh chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc:

+ Sự thiếu thốn về vật chất (nước ngọt, thuốc men..)

+ Phải đối đầu với thiên nhiên khắc nghiệt (rừng thiêng, sóng gió.. .)

Câu 6: Anh/Chị hiểu như thế nào về ý thơ: “ Ta đứng vững trên đảo xa sóng gió? Tổ quốc Việt nam bắt đầu từ nơi này”?

Lời giải:

Hai câu thơ đã khẳng định được tình yêu dành cho tổ quốc của những người lính hải đảo đang ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quê hương. Dù cho có những điều kiện khó khăn đến thế nào đi nữa, những người lính vẫn luôn vững chắc tay súng bảo vệ chủ quyền trên biển của quê hương. Hình ảnh "Tổ quốc Việt Nam bắt đầu từ nơi này" là lời khẳng định tình yêu bất tử dành cho tổ quốc của những người lính hải đảo xa xôi. Tình yêu của họ đối với VN là mãi mãi và không bao giờ đổi thay.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 10 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Lính đảo hát tình ca trên đảo trong bộ SGK Văn 10 Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 15/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022