logo

Tác giả La Quán Trung - Hồi trống Cổ Thành (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Hồi trống Cổ Thành bao gồm Giới thiệu tác giả La Quán Trung và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Hồi trống Cổ Thành - SGK Văn 10 Cánh diều.

Tác giả - Tác phẩm: Hồi trống Cổ Thành


I. Giới thiệu tác giả La Quán Trung

La Quán Trung là một nhà văn Trung Hoa, tác giả tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa nổi tiếng.

La Quán Trung tên là Bản, tên chữ là Quán Trung, lại có biệt hiệu là “Hồ Hải tản nhân” có thể là người Thái Nguyên (còn có thuyết cho rằng ông là người Lư Lăng, Tiền Đường, Đông Nguyên. v. v…). Ông sinh vào cuối đời Nguyên, mất vào đầu đời Minh, ước chừng vào khoảng năm 1300 đến năm 1400 giữa thời thống trị của nhà Nguyên Thuận Đế (Thỏa Hoàn Thiếp Mộc Nhĩ) và Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương). Có thuyết còn nói rõ rằng ông sinh năm 1328 và mất năm 1398.

La Quán Trung xuất thân từ một gia đình quý tộc.

Tuổi thanh niên ông nuôi chí phò vua giúp nước; song lúc đó, triều đình nhà Nguyên đang suy tàn, ông bỏ đi phiêu lãng nên có biệt hiệu là Hồ Hải tản nhân.

Ông là một trong những người "có chí mưu đồ sự nghiệp bá vương". Tiếc rằng tình hình tường tận thế nào nay không thể biết rõ được. La Quán Trung tương truyền từng tham gia cuộc khởi nghĩa chống nhà Nguyên của Trương Sĩ Thành. Sau khi Trương Sĩ Thành thất bại, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương lên ngôi, thống nhất Trung Hoa, ông lui về quy ẩn, sưu tầm và biên soạn tiểu thuyết dã sử.

Ông rất có tài văn chương, rất giỏi về từ khúc, câu đối, lại viết cả các loại kịch, nhưng nổi tiếng nhất là về tiểu thuyết. Ông là tác giả của cuốn tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa và còn có thuyết cho rằng: La Quán Trung cũng là một người tham gia soạn và chỉnh biên tác phẩm Thủy hử, đó là hai cuốn tiểu thuyết trong Tứ đại danh tác – bốn tác phẩm nổi tiếng nhất trong văn học cổ điển Trung Hoa. 

* Tác phẩm chính

- Những tác phẩm nổi bật : “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tùy Đường lưỡng triều chí truyện”, “Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa”, “Bình yêu truyện”,…

→ Là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử Minh – Thanh. 


II. Khái quát tác phẩm Hồi trống Cổ Thành


1. Hoàn cảnh sáng tác

- Nguồn gốc và quá trình hình thành tác phẩm:

+ La Quán Trung căn cứ vào lịch sử, các truyện kể dân gian (thoại bản), kịch dân gian đế sáng tạo.

+ Đến đời Thanh (1644-1911), Mao Tôn Cương nhuận sắc, chỉnh  lí, viết các lời bình thành 120 hồi lưu truyền đến ngày nay.

- Đoạn trích thuộc hồi 28 của tác phẩm


2. Tóm tắt

"Hồi trống Cổ Thành" được trích ở hồi 28 "Chém Sái Dương anh em hòa giải. Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên". Ở đoạn trích này, để minh oan cho mình, xua tan mối nghi ngờ, sự hiểu lầm của Trương Phi, Quan Công đã nhận ngay điều kiện mà Trương Phi đã đưa ra: Phải lấy đầu Sái Dương trong ba hồi trống. Không đợi đến hồi thứ ba, chỉ mới xong hồi trống thứ nhất, đầu Sái Dương đã lăn lóc dưới đất. Sở dĩ Quan Công hành động gấp như vậy là vì ông muốn tỏ rõ ngay tấm lòng trung thực của ông, để giải quyết ngay sự hiểu lầm của Trương Phi. Riêng Trương Phi, vì nghĩ rằng Quan Công ở với Tào Tháo mà Tào Tháo là giặc, nên Quan Công bội nghĩa. Khi nghe Tôn Càn báo tin Vân Trường đưa phu nhân từ Hứa Đô đến, Trương Phi nóng nảy định giết Quan Công. Cho đến khi thấy Quan Công lấy đầu Sái Dương (viên tướng của Tào Tháo), và nghe lời kể của một tên lính Tào Tháo thì Trương Phi mới hiểu được lòng dạ trung thực của Quan Công và nhất là khi nghe những việc Quan Công đã trải qua, Trương Phi đã rỏ nước mắt khóc, sụp xuống lạy Vân Trường.

Tác giả La Quán Trung - Hồi trống Cổ Thành (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

3. Bố cục

- Phần 1: Mâu thuẫn giữa Trương phi và Quan Công.

- Phần 2: Chém Sái Dương, mâu thuẫn, hiểu lầm được hóa giải, anh em đoàn tụ.


4. Giá trị nội dung

Hồi trống cổ thành là đoạn trích thể hiện nổi bật tính cách, phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Vũ. Không những thế còn ca ngợi tài năng, khí phách của những người anh hùng dưới trướng Lưu Bị và thêm trân trọng tình cảm keo sơn gắn bó giữa ba anh em kết nghĩa vườn đào.

Phơi bày cục diện chính trị xã hội Trung Hoa cổ đại- một giai đoạn cát cứ phân tranh, chiến tranh loạn lạc, đất nước chia cắt, nhân dân cực kì khốn khổ. Nguyện vọng hòa bình, thống nhất, ổn định của nhân dân. 


5. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật kể truyện theo trình tự thời gian (đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử).

- Xây dựng các nhân vật đặc sắc.

- Chọn lọc được nhiều sự việc li kì, hấp dẫn (hồi trống Cổ Thành, tam cố thảo lư,...)

- Nghệ thuật tả các trận chiến đấu rất đa dạng, phong phú


III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Hồi trống Cổ Thành

Tác giả La Quán Trung - Hồi trống Cổ Thành (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Hồi trống Cổ Thành

Câu 1: Người kể chuyện đã khắc họa tính cách của Trương Phi và Quan Công thông qua những chi tiết, sự việc, tình huống nào?

Lời giải:

- Trương Phi:

+ Khi nghe xong lời của Tôn Càn: chẳng nói chẳng rằng lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc.

+ Hành động: hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công, xưng hô “mày - tao”, buộc tội Quan Công mặc lời giải thích.

+ Khi nghe hai chị và Tôn Càn thanh minh: như đổ thêm dầu vào lửa, cho Quan Công là thằng phụ nghĩa lừa cả hai chị.

+ Yêu cầu Quan Công chém chết tướng giặc thể hiện lòng thành, thẳng tay đánh trống để thách thức Quan Công.

+ Khi hiểu rõ sự tình, thụp lạy Quan Công.

=> Trương Phi là người nóng nảy, cương trực và đơn giản.

- Quan Công:

+ Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em” và dùng lời lẽ mềm mỏng và nhờ hai chị dâu giải thích hộ.

+ Chấp nhận thử thách, giết chết Sái Dương khi chưa hết một hồi trống.

=> Quan Công là người điềm tĩnh, trung nghĩa và tài trí.

Câu 2: Câu nói nào của Quan Công đã làm cho Trương Phi bừng bừng nổi giận? Vì sao?

Lời giải:

Câu nói “Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào ru?” của Quan Công đã làm cho Trương Phi bừng bừng nổi giận. Vì Trương Phi cho rằng Quan Công đã bội nghĩa đầu hàng quân Tào và được phong hầu tứ tước.

Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm Hồi trống Cổ Thành.

Lời giải:

Đặt nhan đề cho đoạn trích là Hồi trống Cổ Thành là bởi nó là một biểu tượng nghệ thuật:

Ý nghĩa:

Biểu dương cho tinh thần trung nghĩa của Trương Phi

Ca ngợi tình cảm anh em giữa Lưu, Quan, Trương

Đây là hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ anh em

Câu 4: Có ý kiến cho rằng “nóng như Trương Phi” còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải chỉ là nóng nẩy do cá tính gàn dở. Anh (chị) có đồng ý không? Vì sao?

Lời giải:

Trương Phi có tính cách nóng nảy. Sự nóng nảy ấy, ngoài ý nghĩa cá tính riêng, còn có nhiều ý nghĩa khái quát khác:

- Mạnh mẽ, quyết liệt,… (tính cách một võ tướng).

- Cương trực, đường hoàng, hồn nhiên, trung thực…: (tính cách của một đấng trượng phu)

- Giàu tình cảm, trọng nghĩa khí… (trượng phu).

Theo ý nghĩa đó thì “nóng như Trương Phi” theo cách nói tiếng Việt mà được hiểu là “cá tính nóng nảy gàn dở” hay “nóng lòng muốn biết sự thật” đều không đúng.

Cần hiểu thành ngữ này theo nghĩa khái quát nhất: chỉ những hành vi và thái độ quá nóng nảy (nhưng không gàn dở) hay “nóng lòng muốn biết sự thật” đều không đúng.

Cần hiểu thành ngữ này theo nghĩa khái quát nhất: chỉ những hành vi và thái độ quá nóng nảy (nhưng không gàn dở và cũng không chỉ trong ý nghĩ).

Câu 5: Phân tích diễn biến tâm lí của các nhân vật

Lời giải:

Trương Phi hiểu lầm cho rằng Quan Công đã từng sống ở doanh trại của Tào Tháo tức là đã theo Tào Tháo, phản bội anh em Lưu Bị và Trương Phi.

Khi gặp Trương Phi thấy Trương Phi “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa bát xà mâu, chạy lại đâm Quan Công”, Quan Công đã nói: “Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vư­ờn đào ru?”. Câu nói ấy đã như đổ thêm dầu vào lửa, làm Trương Phi càng bừng bừng lửa hận. Thực chất, Quan Công do không biết Trương Phi đang hiểu lầm mình nên đem việc kết nghĩa vư­ờn đào của ba anh em ra để nhắc nhở, uốn nắn thái độ phẫn khích có phần thái quá của Trương Phi. Không ngờ câu nói ấy đã phản tác dụng, vì lúc này Trương Phi đang hiểu lầm Quan Công cho nên Trương Phi coi Quan Công như một kẻ đã phản bội, lại còn ra vẻ nhắc lại lời thề kết nghĩa, như thế thật đáng xử theo đúng luật đã được quy định khi họ thề nguyền: “Nếu ai bội nghĩa quên ơn thì trời người cùng giết”.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 10 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Hồi trống Cổ Thành trong bộ SGK Văn 10 Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 15/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022