logo

Tác giả, tác phẩm: Đại cáo bình Ngô (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Đại cáo bình Ngô bao gồm Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Đại cáo bình Ngô - SGK Văn 10 Cánh diều.

Tác giả - Tác phẩm: Đại cáo bình Ngô


I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi

- Nguyễn Trãi (1380 – 1442) 

- Quê quán: làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương).

- Thơ văn Nguyễn Trãi phong phú, đa dạng về đề tài, cảm hứng; giàu giá trị tư tưởng và đậm tính trữ tình. Nổi bật trong các tác phẩm của ông là tư tưởng nhân nghĩa, tình yêu thiên nhiên và những ưu tư về thế sự.

+ Văn chính luận Nguyễn Trãi, đặc biệt là những thư từ bút chiến, văn kiện ngoại giao với nhà Minh luôn đạt đến trình độ mẫu mực.

+ Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi hầu hết được sáng tác bằng các thể thơ Đường luật, đạt tới sự nhuần nhuyễn, điêu luyện; ngôn ngữ cô đúc, nghệ thuật tả cảnh, tả tình tinh tế, tài hoa.

+ Thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi được đánh giá là đỉnh cao của dòng thơ quốc âm (tiếng Việt) thời trung đại.

* Sự nghiệp sáng tác

Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm

+ Sáng tác viết bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại.

+ Sáng tác viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn.

+ Ngoài sáng tác văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí, một bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam.


II. Khái quát tác phẩm Đại cáo bình Ngô


1. Hoàn cảnh sáng tác

Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo Bình Ngô.


2. Thể loại

Thể loại cáo - là một thể văn thư có cội nguồn từ Trung Quốc, nhà vua dùng để ban bố cho thần dân nhằm trình bày chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp. ... Cáo có thể được viết bằng văn xuôi (tản văn) nhưng phần nhiều được   theo thể văn biền ngẫu. 


3. Tóm tắt

Trong lịch sử dựng nước và đấu tranh giữ nước của dân tộc ta, mảnh đất Thăng Long – Hà Nội có vinh dự là nơi chứng kiến sự hình thành và công bố hai tác phẩm văn hóa chính luận bất hủ của hai tác giả danh tiếng, hai Danh nhân văn hóa Thế giới. Đó là Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi vào đầu thế kỷ XV và Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giữa thế kỷ XX. Hai tác phẩm trên cùng với bài thơ Nam quốc sơn hà được coi là của Lý Thường Kiệt, vào nửa sau thế kỷ XI, được các nhà sử học coi như “Ba bản Tuyên ngôn Độc lập” của dân tộc Việt Nam.

Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên cáo độc lập, do Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi thảo ra sau khi hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất nước. Đây là một áng văn chương tuyệt tác nổi bật nhất trên văn đàn thế kỷ XV. Về hình thức, bài văn viết theo thể “tứ lục”, lời lẽ hùng tráng, mạnh mẽ, từng cặp hai câu biền ngẫu, đối nhau khá tề chỉnh, đã được ca ngợi là “thiên cổ hùng văn” (bài văn lời lẽ hùng tráng lưu thiên cổ). Về nội dung, bài văn toát lên một tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc về quá khứ vẻ vang và nền văn hiến lâu đời của dân tộc, một ý chí căm thù giặc bốc lên hừng hực như muốn phá tan tất cả và mô tả lại đầy đủ, gọn gàng quá trình khởi nghĩa Lam Sơn đầy gian khổ nhưng vô cùng vẻ vang. Chủ nghĩa yêu nước chân chính, tư tưởng nhân nghĩa, ý chí hòa bình là những điểm chủ yếu trong nội dung bài tuyên cáo lịch sử ấy.

Tác giả Nguyễn Trãi - Đại cáo bình Ngô (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

4. Bố cục

Tác phẩm Đại cáo bình Ngô chia làm 5 phần:

- Đoạn 1: "Từ đầu... đến Chứng cớ còn ghi": Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt.

- Đoạn 2: Từ "Vừa rồi... đến Ai bảo thần nhân chịu được?": Tố cáo và kết án tội ác tày trời của giặc Minh.

- Đoạn 3: Từ "Ta đây... đến Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều": Hình ảnh của vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn và những khó khăn trong buổi đầu dấy nghiệp.

- Đoạn 4: Từ Trọn hay... Cũng là chưa thấy xưa nay: Quá trình mười năm kháng chiến và thắng lợi vẻ vang.

- Đoạn 5: Phần còn lại: Khẳng định ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và lời tuyên bố hoà bình.


4. Giá trị nội dung

Là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 của dân tộc ta ở thế kỉ XV:

- Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, chân lý độc lập dân tộc.

- Tố cáo tội ác của kẻ thù.

- Tái hiện quá trình kháng chiến hào hùng.

- Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử.


5. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật chính luận hùng hồn

- Cảm hứng trữ tình sâu sắc


III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Đại cáo bình Ngô

Tác giả Nguyễn Trãi - Đại cáo bình Ngô (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Đại cáo bình Ngô

Câu 1: Nghĩa quân gặp những khó khăn nào và điều gì đã giúp họ vượt qua?

Lời giải:

Những khó khăn của nghĩa quân gặp phải: thiếu quân, thiếu lương thực, thiếu nhân tài, kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ.

Điều đã giúp họ vượt qua: nhân dân bốn cõi một nhà; tướng và quân sĩ đồng lòng, đoàn kết, vận dụng mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn.

Câu 2: Chỉ ra ý chính của đoạn văn và tác dụng của nghệ thuật đối trong các câu văn biền ngẫu.

Lời giải:

Ý chính: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa của dân tộc Đại Việt.

Tác dụng: Khẳng định nền độc lập của Đại Việt, cũng như ý thức về chủ quyền lãnh thổ và niềm tự hào của tác giả.

Câu 3: Tính chất hùng tráng, hào sảng được đoạn văn thể hiện thế nào qua việc sử dụng hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu, câu văn, biện pháp nghệ thuật so sánh,...?

Lời giải:

Tính chất hùng tráng, hào sảng được đoạn văn: thuận đà, ta đưa lưỡi dao tung phá/ bí nước, giặc quay mũi giáo đánh nhau; gươm mài đá, đá núi cũng mòn/ Voi uống nước, nước sống phải cạn; đánh một trận, sạch không kình ngạc/ đánh hai trận tan tác chim muông,...

Câu 4: Những tư tưởng, sự việc khách quan nào được khẳng định làm căn cứ triển khai toàn bộ nội dung bài Đại Cáo?

Lời giải:

Tư tưởng nhân nghĩa kết hợp với chân lý về độc lập dân tộc: Nền độc lập của dân tộc ta được xác định qua nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ riêng biệt, phong tục Bắc Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, lịch sử lâu đời trải qua các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần, hào kiệt đời nào cũng có. Các từ ngữ “từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia” đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của Đại Việt.

Câu 5: Liên hệ với những hiểu biết ở phần Kiến thức ngữ văn và văn bản Nguyễn Trãi - Cuộc đời và sự nghiệp, hãy xác định:

a. Ý nghĩa của tác phẩm Đại cáo bình Ngô đối với thời đại Nguyễn Trãi.

b. Vì sao Đại cáo bình Ngô được coi là "bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai" của dân tộc?

Lời giải:

a. Đại cáo bình Ngô được viết ra với mục đích để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Qua đó, chứng tỏ sự phát triển và trưởng thành thêm một bước về ý thức dân tộc, lịch sử, tư tưởng, văn hóa của dân tộc Đại Việt, từ thời Lý đến thời Lê trải qua 5 thế kỉ. 

b. Sở dĩ gọi bài cáo “Đại cáo bình Ngô” là bản tuyên ngôn độc lập bởi vì Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của nước nhà. “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi vang lên như một khúc tráng ca bất diệt, ca ngợi chiến thắng hiển hách, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Đại cáo bình Ngô trong bộ SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/10/2022 - Cập nhật : 02/02/2023