logo

Sử dụng Hình 6.9 trình bày các pha nguyệt thực

icon_facebook

Câu hỏi: Sử dụng Hình 6.9 trình bày các pha nguyệt thực.

Sử dụng Hình 6.9 trình bày các pha nguyệt thực

Lời giải:

- Khi Mặt Trăng nằm ngoài vùng nửa tối và vùng tối (vị trí A và G) thì bề mặt Mặt Trăng hướng về phía Mặt Trời được chiếu sáng hoàn toàn.

- Khi Mặt Trăng nằm hoàn toàn trong vùng nửa tối (B và F) thì cường độ sáng từ Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng giảm đi do bị Trái Đất che khuất một phần nên từ nửa tối của Trái Đất thấy Mặt Trăng mờ dần.

- Khi Mặt Trăng có một nửa nằm trong vùng tối và một nửa nằm trong vùng nửa tối (C và E) thì khi đó ta quan sát được nguyệt thực một phần.

- Khi Mặt Trăng nằm hoàn toàn trong vùng tối thì ta quan sát được nguyệt thực toàn phần.

* Hiện tượng Nguyệt thực

Mặt Trăng là một vật thể đá lạnh lẽo có đường kính khoảng 3476 km. Bản thân Mặt Trăng không tự phát sáng, chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng sáng là do nó phản xạ ánh sáng Mặt Trời từ bề mặt. Mặt Trăng có quỹ đạo quanh Trái Đất khoảng 29,5 ngày. Khi nó di chuyển trên quỹ đạo quanh hành tinh của chúng ta, sự thay đổi vị trí của Mặt Trăng so với Mặt Trời khiến cho vệ tinh tự nhiên này lần lượt trải qua các pha: Trăng mới (sóc), trăng lưỡi liềm đầu tháng (trăng non), trăng bán nguyệt đầu tháng (trăng thượng huyền), trăng khuyết đầu tháng (trăng trương huyền tròn dần), trăng tròn, trăng khuyết cuối tháng (trăng trương huyền khuyết dần), trăng bán nguyệt cuối tháng (trăng hạ huyền), trăng lưỡi liềm cuối tháng (trăng tàn), cuối cùng là pha trăng tối (không trăng).

Nguyệt thực toàn phần sẽ kéo dài khoảng 15 phút khi Trái đất đi qua trực tiếp giữa mặt trăng và mặt trời. Toàn bộ hiện tượng sẽ kéo dài năm giờ, khi bóng của Trái đất dần dần bao phủ mặt trăng, sau đó bắt đầu giảm dần. Mặt trăng sẽ có màu đỏ cam khi tất cả các bình minh và hoàng hôn trong bầu khí quyển của Trái đất được chiếu lên bề mặt của mặt trăng bị che khuất.

Mặt trăng không có bất kỳ ánh sáng nào mà tỏa sáng vì bề mặt phản chiếu ánh sáng Mặt trời. Trong nguyệt thực toàn phần, Trái đất di chuyển giữa Mặt trời và Mặt trăng và cắt nguồn cung cấp ánh sáng của Mặt trăng. Do vậy, khi quan sát nguyệt thực, người yêu thiên văn thấy bề mặt của Mặt trăng phát sáng đỏ thay vì hoàn toàn tối tăm. Màu đỏ của Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn khiến nhiều người trong những năm gần đây gọi nguyệt thực toàn phần là Trăng máu.

Sử dụng Hình 6.9 trình bày các pha nguyệt thực

* Các pha của hiện tượng Nguyệt thực

Hiện tượng nguyệt thực được phân loại gồm 3 loại là nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần và nguyệt thực nửa tối.

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này, Mặt Trăng sẽ bị che khuất hoàn toàn. Hiện tượng nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường gần thẳng. Khi đó, Mặt Trăng sẽ bị khuyết đi do chỉ có một phần ở vùng bóng tối của Trái Đất. Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất nên độ sáng của hành tinh này chỉ bị giảm đi một chút. 

Tuy nhiên, vì hai quỹ đạo lệch nhau khoảng 5 độ nên không phải lần nào mặt trăng cũng đi cắt qua đường nối trái đất và mặt trời. Vì thế, nhiều lần mặt trăng đi vào giữa thời điểm “trăng mới” (new moon), đêm không trăng mới có một lần 3 thiên thể (mặt trời – mặt trăng – trái đất) thẳng hàng.

>>> Tham khảo: Tìm hiểu trên internet và sách báo để xác định sao Bắc Cực thông qua các chòm sao khác

icon-date
Xuất bản : 01/10/2022 - Cập nhật : 01/10/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads