Câu hỏi: Tìm hiểu trên internet và sách báo để xác định sao Bắc Cực thông qua các chòm sao khác
Lời giải:
Xác định sao Bắc Cực thông qua chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Kéo dài cạnh ab (nối từ cánh phải tới đuôi của thiên nga) khoảng 4 đoạn bằng ab sẽ gặp sao Bắc Cực.
* Tìm hiểu về chòm sao Bắc Cực
Phía Bắc bán cầu, quan sát bầu trời hàng đêm sẽ thấy rằng: Có một chòm sao gồm 7 ngôi sao hình cái Gầu nước (Thất Tinh Bắc Đẩu). Bạn hãy nối hai ngôi sao ngoài cùng của Bắc Đẩu là Dubhe (Tham Lang) và Merak (Cự Môn) , rồi đi tiếp một đoạn thẳng gấp khoảng 5 lần đoạn vừa nối, bạn sẽ gặp một ngôi sao có độ sáng trung bình. Ngôi sao đó tên là Polaris, nó nằm ở vị trí thiên cực bắc nên được gọi là sao Bắc cực, nó nằm ngay hướng bắc của bầu trời nên hướng có mặt của sao Polaris là hướng bắc.
Sao Bắc Cực cách chúng ta khoảng 430 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến là 2,02. Độ cao của sao Bắc Cực trên thiên cầu phụ thuộc vĩ độ nơi ta đứng quan sát.
Do hiện tượng tiến động (hay còn gọi là tuế sai) nên Polaris (sao Bắc Cực hiện nay) sẽ không còn là sao Bắc Cực mãi mãi. Trong quá khứ, vào khoảng năm 3000 TCN, sao Thuban của chòm sao Thiên Long (Draco) đã từng là sao Bắc Cực. Và trong tương lai sẽ đến lượt sao Chức Nữ (Vega) trong chòm sao Thiên Cầm (Lyra) làm sao Bắc Cực vào khoảng năm 14000.
Như chúng ta đều biết, Trái đất tự quay quanh trục Bắc Nam. Nó mất 23 giờ 56 phút 4 giây dể hoàn thành một vòng quay 360 độ (ngày sao) và 24 giờ để Mặt trời trở lại vị trí cũ (ngày Mặt trời).
Vì chuyển động quay này, chúng ta thấy Mặt trời, Mặt trăng và các ngôi sao có chuyển động biểu kiến hàng ngày từ Đông sang Tây. Nói cách khác, khi quan sát từ Trái đất, chúng ta thấy toàn bộ bầu trời đều di chuyển quanh trục của Trái đất. Hãy tưởng tượng trục quay của Trái đất được kéo dài ra ngoài không gian. Người ta thấy rằng đường kéo dài này theo hướng Bắc của Trái đất đi qua một ngôi sao. Do trục của Trái đất là cố định đối với chuyển động tự quay nên ngôi sao nằm trên đường kéo dài của trục này cũng cố định, tức là nó không mọc - lặn, cũng không di chuyển quanh trục như bất cứ điểm nào khác.
* Nguồn gốc các chòm sao
Con người cổ đại đã sáng tạo với các mẫu sao mà họ quan sát được. Họ chơi trò “kết nối các dấu chấm” vũ trụ để thiết lập các mô hình trông giống như động vật, các vị thần, nữ thần và anh hùng, tạo ra các chòm sao. Họ cũng tạo ra những câu chuyện đi cùng với những mẫu sao này, vốn đã trở thành cơ sở cho nhiều huyền thoại đã trải qua hàng thế kỷ của người Hy Lạp, La Mã, Polynesia, người Mỹ bản địa và các thành viên của các bộ lạc châu Phi và nền văn hóa châu Á khác nhau. Ví dụ, chòm sao Orion đã truyền cảm hứng cho một nhân vật quan trọng trong thần thoại Hy Lạp.
>>> Tham khảo: Phương pháp thực nghiệm có vai trò như thế nào đối với quá trình phát triển của Vật lí học và các cuộc cách mạng công nghiệp?