Câu hỏi: Hãy biểu diễn lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất ở những vùng triều cao
Lời giải:
- Lực hấp dẫn do Mặt Trăng và Mặt Trời tác dụng lên lớp nước trên bề mặt Trái Đất là do lực F1, F2
* Sự hình thành thủy triều
Thủy triều chính là hiện tượng nước biển, nước sông… lên xuống trong một chu kỳ thời gian nhất định phụ thuộc vào sự biến chuyển thiên văn. Trên trái đất có rất nhiều hiện tượng kì lạ khó có thể giải thích. Nhưng với sự phát triển của thời đại, của khoa học người ta đã có thể có câu trả lời cho những hiện tượng tự nhiên diễn ra hằng ngày. Và thủy triều là một trong những hiện tượng ấy. Có thể nhiều người đã từng nhìn thấy thủy triều, có người lại chưa có cơ hội ấy. Nhưng để hiểu rõ nhất về thủy triều thì chưa hẳn ai cũng biết.
Một manh mối xuất phát từ việc nó thể hiện các chu kỳ hàng ngày, hàng tháng và hàng năm. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo ra của thủy triều. Nhưng 3 tác động lớn nhất chính là từ Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất. Và sự hấp dẫn là nguyên nhân chính gây ra thủy triều. Năm 1687, Sir Isaac Newton đã giải thích rằng thủy triều đại dương là kết quả của lực hấp dẫn của Mặt Trời và Mặt Trăng trên các đại dương của Trái đất. Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton nói rằng lực hấp dẫn giữa hai vật thể tỷ lệ thuận với khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa các vật thể.
Lợi ích từ thủy triều là cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Phục vụ cho các ngành sản xuất như nông nghiệp (bồi đắp phù sa), ngư nghiệp (mang theo nguồn thuỷ hải sản phong phú, hỗ trợ hoạt động đánh bắt thủy hải sản), công nghiệp (thủy điện), khoa học (nghiên cứu liên quan đến thủy văn). Con người tận dụng lợi thế thủy triều để đóng tàu thuyền, tạo ra giá trị về du lịch và giao thông vận tải hàng hải. Tác động tốt đến hệ sinh thái biển, cung cấp nguồn thức ăn, môi trường sống cho một số động vật ven bờ.
* Sự hoạt động của thủy triều trong ngày
Hiện nay, thủy triều có 2 loại chính đó là nhật triều và bán nhật triều. Nhật triều xảy ra khi mà thời gian để mực nước dâng lên và hạ xuống lên tới 24 giờ 50 phút. Còn bán nhật triều chỉ rơi vào khoảng 12 giờ 25 phút và chỉ xảy ra ở khu vực gần xích đạo.
Mỗi ngày, theo chu kỳ, Trái Đất đều tự quay xung quanh trục của nó 1 vòng. Đồng nghĩa với việc mỗi ngày các điểm trên bề mặt trái đất đều xuất hiện thủy triều. Không chỉ riêng Mặt Trăng, Mặt Trời cũng có khả năng sinh ra lực hấp dẫn thủy triều. Tuy nhiên, lực hấp dẫn của Mặt Trời chỉ bằng 5/11 lực hấp dẫn của Mặt Trăng. Nếu như, Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất đều nằm trên một đường thẳng thì lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời sẽ kết hợp với nhau. Đó là thời điểm nước dâng lên cao nhất trong ngày. Tuy nhiên, hiện tượng này không diễn ra thường xuyên.
Thủy triều bao gồm có bốn giai đoạn sau:
+ Giai đoạn triều dâng: Đây là lúc mặt nước dâng lên cao hơn bình thường làm ngập vùng gian triều.
+ Giai đoạn triều cao: Giai đoạn này hay còn gọi là triều cường, là lúc mực nước dâng lên điểm cao nhất.
+ Giai đoạn triều xuống: Là lúc mực nước rút khỏi vùng gian triều mà nó lấn lên. Hiện tượng này xảy ra trong vài giờ và làm lộ ra vùng gian triều.
+ Giai đoạn triều thấp: Là lúc mực nước hạ xuống mức thấp nhất rồi cố định tại điểm đó.
>>> Tham khảo: Nêu điều kiện xảy ra hiện tượng nguyệt thực và nhật thực. Vì sao không thể xảy ra hai lần nhật thực, nguyệt thực mỗi tháng?