logo

Soạn bài: Truyện Kiều - Phần 2 Trao Duyên (siêu ngắn)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Truyện Kiều - Phần 2 Trao Duyên siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 10 siêu ngắn gọn được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh không phải chuyên Văn tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng nhất.

Soạn văn 10 siêu ngắn: Truyện Kiều - Phần 2 Trao Duyên- TopLoigiai


Bố cục:

- Phần 1: (12 câu đầu): Kiều dùng lý lẽ thuyết phục và trao duyên cho em

- Phần 2: (15 câu tiếp): Lời dặn dò và tự độc thoại của Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân trao

- Phần 3: (còn lại): Tâm trạng đau đớn của Kiều trước bi kịch tình yêu  


Đọc - Hiểu


Câu 1

Ý nghĩa khi Kiều nhắc đến những kỷ vật tình yêu với Kim Trọng:

-  Như một cách tự nhắc nhở, ôn lại kỷ niệm của chính bản thân mình

- Như tâm sự, bộc bạch với em về mối tình của mình

- Coi như đây là cách hồi tưởng, là lần cuối cùng còn sống với tình yêu để rồi đau đớn trao duyên lại cho em.

⇒ Khẳng định: Sự bền bỉ, bất diệt trong tình yêu của Kim- Kiều đồng thời cho thấy quan điểm sâu sắc và tinh tế của Kiều trong tình yêu. Dù trao duyên cho em nhưng trong lòng nàng chữ “tình” vẫn còn mãi mãi.


Câu 2 

- Những từ ngữ cho thấy Kiều đã nghĩ đến cái chết được thể hiện trong khi thuyết phục Thúy Vân và cả sau khi thuyết phục như: thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối, thấy hiu hiu gió thì hay chị về…

=> Tập trung hàng loạt những từ ngữ mang dự cảm về cái chết ho thấy bị kịch tinh yêu đau đớn của Kiều, nàng đang đứng giữa sự chơi vơi của nghĩa và tình

=>Qua đây bộc lộ về tấm lòng đau đáu của Nguyễn Du khi chứng kiến sự dằn vặt, đớn đau, bức bối của con người. Ông thấu cảm tất thảy những cảm xúc của Kiều để thương xót và cảm thông cho nàng.


Câu 3

a. Những nhân vật mà Kiều đã đối thoại cùng gồm có Thúy Vân. Kim Trọng và tự đối thoại.

b. Diễn biến tâm trạng của Kiều đi từ lời khuyên nhủ đến cầu xin và lên đến đỉnh điểm qua lời đối thoại với Kim Trọng và tự đối thoại.

- Đối thoại với Thúy Vân:

+ Bắt đầu với Thúy Vân là sự cậy nhờ ân tình, khẩn khoản, tha thiết mong em chấp nhận lời trao duyên của chị. Sau đó, từ khuyên nhủ đến cầu xin và cuối cùng là o ép, bó buộc Thúy Vân. - Đối thoại với chính mình:

+ Sau khi trao duyên cho em, Kiều chơi vơi giữa dòng cảm xúc của chính mình, vừa mừng mừa lo, xót xa và đau đớn. Nàng như muốn buông xuôi, bỏ hết tất cả và chọn sự kết thúc cho riêng mình. Trong tiềm thức Kiều đã chọn cái chết nhằm giải thoát bản thân và không phải chịu đựng tất cả những đau đớn, bi kịch cuộc đời.

- Đối thoại với chàng Kim:

+ Mỗi lời đối thoại của Kiều đều là nỗi đau đớn đến tận cùng. Nó như lời tự trách, là tiếng nấc lên đầy đau đớn lẫn cả những xót xa cho sự kết thúc của mối lương duyên. Kiều tự cho hành động của mình như một sự phản bội, nhận hết những lỗi lầm và ôm đau đớn cho riêng mình.  


Câu 4 

Mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí và nhân cách của nhân vật được tác giả khắc họa rõ nét nhưng đầy tình tế:

+ Kiều- Kim là mối lương duyên trời ban. Cả hai tưởng như có mối tình đẹp thì nhân duyên lại đầy trắc trở. Kiều muốn làm trọn đạo hiếu nên hy sinh chính mình để chuộc cha.

+ Về hành động trao duyên, với Kiều đây là điều nàng phải làm và buộc sẽ làm nhưng từ sâu bên trong Kiều không hề muốn điều này xảy ra. Hành động trao duyên hoàn toàn bị lí trí điều khiển và nằm ngoài mong muốn của trái tim.

+ Kiều đã dùng mọi lỹ lẽ và chân thành để thuyết phục em nhận lời trao duyên nhưng hơn ai hết nàng hiểu rõ hoàn cảnh lúc này. Kiều thương cho em và nàng cũng đau cho chính mình vì không thể làm khác

⇒ Như vậy, cuộc đời Kiều quả là những bi kịch vây quanh. Vậy nhưng nhân cách của Kiều luôn giữ trọn sự thanh tao, trong sạch đáng trân trọng.


Nhận xét - Ý nghĩa

- Nội dung: Nắm được bi kịch đau đớn của Kiều và tấm lòng thấu cảm của tác giả với nhân vật.

- Nghệ thuật: Trong đoạn trích nghệ thuật nắm bắt tâm lí nhân vật rất tài tình, sử dụng ngôn từ trau chuốt, tinh tế…

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác