logo

Soạn bài: Lập dàn ý bài văn nghị luận (siêu ngắn)


Soạn bài: Lập dàn ý bài văn nghị luận (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Lập dàn ý bài văn nghị luận- TopLoigiai


I. Tác dụng của việc lập dàn ý


II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận

1. Tìm ý cho bài văn

a) Xác định luận đề

Chủ đề toàn bài: Sách mở trước mắt tôi những chân trời mới

b) Xác định luận điểm

Có thể triển khai theo ba luận điểm chính:

- Khẳng định sách là sản phẩm kết tinh bằng tinh thần và trí tuệ của con người

- Sách mở rộng trước mắt những chân trời mới như thế nào?

- Nên đọc sách và giữ những tinh hoa trong sách như thế nào?

c) Tìm luận cứ cho các luận điểm

- LĐ1:

+Sách được viết ra nhờ sự kết tinh của tri thức loài người

+Tri thức trong sách được lưu giữ tuyệt đối, nằm ngoài sự băng hoại của thời gian.

-LĐ2: 

+Sách cung cấp tri thức, những thông tin cần biết một cách đầy đủ và chính xác về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội.

+Đọc sách giúp mở rộng hiểu biết, tăng khả năng nhận thức, phát triển kỹ năng và rèn sự kiên trì, bồi dưỡng tinh thần sáng tạo.

- LĐ3: 

+Đọc sách phải biết cân nhắc và chọn lọc sao cho phù hợp

+ Việc đọc phải đi đôi với bảo vệ và phát huy tri thức trong sách…  

2. Lập dàn ý

a) Mở bài

- Nêu vấn đề, dẫn dắt vấn đề

- Có thể đi vào mở bà bằng cách trực tiếp hay gián tiếp đều được nhưng bắt buộc phải trích dẫn câu nói của M. Go-rơ-ki

b) Thân bài

* Đi vào trình bày và phân tích, làm rõ các vấn đề một cách cụ thể, rõ ràng, logic theo trình tự đã sắp xếp.

- LĐ1: 

+Sách được viết ra nhờ sự kết tinh của tri thức loài người

+Tri thức trong sách được lưu giữ tuyệt đối, nằm ngoài sự băng hoại của thời gian.

-LĐ2: 

+Sách cung cấp tri thức, những thông tin cần biết một cách đầy đủ và chính xác về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội.

+Đọc sách giúp mở rộng hiểu biết, tăng khả năng nhận thức, phát triển kỹ năng và rèn sự kiên trì, bồi dưỡng tinh thần sáng tạo.

- LĐ3: 

+Đọc sách phải biết cân nhắc và chọn lọc sao cho phù hợp.

+ Việc đọc phải đi đôi với bảo vệ và phát huy tri thức trong sách…  

c) Kết bài

-Khẳng định tính đúng đắn trong câu nói của M.Gorki

-Đưa lời khuyên mọi người nên đọc sách.


III. Luyện tập

Câu 1 (trang 91 sgk Văn 10 Tập 2):

a. Các ý còn thiếu cần xem xét là:

- Tài và đức là hai yếu tố tồn tại trong mối quan hệ biện chứng và tác động mạnh mẽ đến nhau.

-Mỗi cá nhân sống không phải để tồn tại đơn thuần mà cần tích cực học tập, rèn luyện để phát triển về tài và đức một cách song song.  

b. Lập dàn ý:

* Mở bài:

Nêu vấn đề: Trích dẫn lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

* Thân bài:

- Giải thích: + giải thích từ ngữ: “tài” và “đức” được hiểu như thế nào?

+ giải thích đầy đủ ngữ nghĩa trong câu nói của Bác

-Chứng minh:

+Nêu biểu hiện của “tài” và “đức” trong thực tiễn đời sống (lấy dẫn chứng chứng minh)

+Lý giải tại sao:

  Có tài mà không có đức thì là người vô dụng

  Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó

+Nêu ý nghĩa lời dạy của Bác với thực tiễn đời sống

+Nêu quan điểm của bản thân về lời dạy này

- Kết bài:

+ Khẳng định lại vấn đề là đúng hay sai

+Nêu bài học với bản thân

Câu 2 (trang 91 sgk Văn 10 Tập 2): Dàn ý:

a. Mở bài: Nêu vấn đề, dẫn dắt vấn đề

Cuộc sống là một cuộc chạy đua và trên hành trình đó không tránh khỏi những khó khăn vì“ Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thâm đau vì những mũi gai”. Phải chăng chính những thử thách, sóng gió hay chông gai đã cản con người sải bước, vượt qua giới hạn để đi đến thành công như ông cha ta từng nói “ Cái khó bó cái khôn “

b. Thân bài

- Giải thích: +nêu khái niệm: “khó”. “bó”, “ khôn” là gì?

+ nêu đại ý của câu tục ngữ

+ Cái khó: chông gai, vấp ngã trong cuộc sống khó khăn, thử thách, trở ngại cuộc sống.

+ bó: gò bó, bó buộc, kìm hãm sự phát triển

+ cái khôn: sự linh hoạt, sáng tạo

⇒ đại ý: Trong cuộc sống, có đôi khi chính những khó khăn, chông gai là hàng rào cản trở, kìm hãm và trói buộc những ý tưởng, sáng tạo hay sự phát triển của con người.

- Xét câu tục ngữ trên nhiều mặt để thấy tính đúng- sai.

+ Đúng: Qúa trình từ khi sinh ra, lớn lên, học tập và rèn luyện con người buộc phải trải qua vấp ngã, những thử thách và đôi khi nó khiến ta buông xuôi, bỏ cuộc. Khi khó khăn chồng chất khó khăn sẽ khiến quá trình phấn đấu của con người  gặp rào cản.

+ Chưa đúng: Đây là cái nhìn chưa toàn diện. Vì những rào cản sẽ tạo động lực cho con người nỗ lực, vượt qua giới hạn bản thân…

- Nêu bài học rút ra:

c. Kết bài

+Khẳng định lại tính đúng sai và ý nghĩa của câu tục ngữ

+Liên hệ, nêu bài học mở rộng


Nhận xét - Ý nghĩa

Qua bài học, mỗi học sinh được rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận. Từ đó cho bài văn đạt hiệu quả cao nhất.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác