logo

Soạn bài: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (siêu ngắn)

Ngoài 2 bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI giới thiệu đến các bạn thêm bản Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ siêu ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 10 siêu ngắn sẽ giúp các bạn chuẩn bị bài trước khi đến lớp và nắm vững nội dung bài học dễ dàng nhất

Soạn văn 10 siêu ngắn: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Đặng Trần Côn)- TopLoigiai


Bố cục:

Đoạn trích chia làm 2 phần:

- Phần 1: 16 câu đầu: Cảm xúc cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ

- Phần 2: 8 câu còn lại: Nỗi lòng nhớ nhung, thương yêu của người chinh phụ gửi đến người chồng phương xa.


Đọc - Hiểu


Câu 1

- Yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng người chinh phụ và ý nghĩa diễn tả nội tâm của nó:

+ Hình ảnh người chinh phụ luôn xuất hiện trong sự cô đơn, hiu quạnh: “hiên vắng”, “rèm thưa”, “ngọn đèn”… Các hình ảnh đều trong trạng thái lẻ loi càng cực tả và khắc sâu nỗi sầu lẻ loi của người chinh phụ

+ Hình ảnh ngọn đèn là hình ảnh đặc biệt nhất. Trong cái tối đe ngút ngàn của màn đêm, chỉ có một người phụ nữ ngồi một mình đơn độc. Chính ánh sáng leo lét, mờ mờ của ngọn đèn khuya đã khiến không gian như mở rộng hơn, sâu hơn, tĩnh lặng hơn và đẩy nỗi cô đơn của con người lên tận cùng.

+ Ngoài âm thanh tiếng gà không có dấu hiệu hay bất kỳ âm thanh nào của cuộc sống mà chỉ có tiếng gà nhanh chóng tan vào màn đêm tĩnh mịch.

+ Hình ảnh cành cây đẫm sương đêm dường như khiến hình ảnh người chinh phụ chìm xuống dưới màn đêm tối đen như mực.


Câu 2

- Những dấu hiệu cho thấy mỗi cô đơn của người chinh phụ:

+ Hành động trong vô thức: "dạo hiên vắng”, "rèm thưa rủ thác đòi phen". Dường như  nỗi buồn đang lấn át cả lí trí và chi phối hành động của con người.

+ Mọi hành động không hề o ép, bắt buộc hay theo sự điều khiển mà nằm ngoài sự kiểm soát của lí trí: "Hương gượng đốt", "gương gượng soi, "sắt cầm gượng gảy". Tất cả đều hành động trong sự o ép, bắt buộc, không nhằm mục đích cụ thể mà mơ hồ, vô định.

+ Nhìn vào người chinh phụ ta thấy tất cả những nét bên ngoài đã bộc lộ chính xác và cụ thể cảm xúc. Tất cả cảm xúc không thể nén lại mà trào ra đến lệ chứa chan để chẳng nói nên lời.


Câu 3

Người chinh phụ chịu đau khổ vì nhiều lý do cộng gộp lại:

+ Nỗi buồn đau, hiu quanh và trống vắng đều phải một mình trải qua, phải đối mặt với cô đơn của chính mình

+ Trong lòng không chỉ buồn mà còn nhớ, còn thương, còn lo lắng, tất cả những yêu thương, nhớ nhung đều gói gém để gửi đến người chồng đang chinh chiến phương xa

+ Tận cùng của sự lẻ loi còn là việc phải chứng kiến tuổi trẻ và thanh xuân của mình ngày ngày trôi qua trong tẻ nhạt, sầu buồn. Bao khát khao về hạnh phúc lứa đôi cũng dần trôi đi cùng tuổi xuân.


Câu 4

Những câu thơ là lời của người chinh phụ :

- Lời tâm sự với ngọn đèn:

                                 Buồn rầu chẳng nói lên lời
                     

                           Hoa đèn kia với bóng người khá thương

- Tự bộc bạch nỗi lòng của mình với chính mình:

                                Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa

- Bày tỏ nỗi lòng mình,gửi những âu lo, thương nhớ đến người chồng đang chinh chiến phương xa:

"Lòng này gửi gió đông có tiện?

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.

Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong."

- Giá trị biểu hiện: Tất cả những tâm sự, những trống vắng, lẻ loi hay âu sầu, lo lắng đều được người chinh phụ tự bộc bạch, tự trải lòng mình đưa cảm trữ tình hơn và sâu sắc hơn. Dường như, mỗi câu, mỗi chữ đều là một lời than thân trách phận, càng khắc sâu vào tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đồng thời bộc lộ một cách rõ rét hơn về khát vọng bình dị, giản đơn của con người mong một hạnh phúc dung dị, đời thường.


Câu 5 

+ Đây là thể thơ rất giàu tính nhạc. Khi làm thơ tác giả gieo cả vần chân và vần lưng, nhờ đó mà từng câu chữ đều uyển chuyển, nhịp nhàng, đúng vần, đúng điệu, tạo cảm xúc chân thành và để lại nhiều dư âm. Qua đó xúc cảm của con người đều được thể hiện một cách trọn vẹn, đủ đầy.

+ So với các thể thơ khác như: thơ lục bát, thơ thất ngôn, thơ ngũ ngôn thì nhịp điệu của thơ song thất lục bát chậm rãi hơn, nhẹ nhàng hơn, từng câu chữ như kéo dài tạo không gian cho những lắng đọng của cảm xúc. Vì vậy mà những tình cảm tỏng thơ song thất lục bát để lại nhiều dư âm và dàn trải còn những thể thơ còn lại thì các cảm xúc nối đuôi nhau, dồn dập và nhanh chóng.


Nhận xét - Ý nghĩa

Qua trích đoạn này, học sinh thấy được:

- Nội dung: Hiểu được nỗi lòng đầy những cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ cùng tấm lòng nhớ thương người chồng đang chinh chiến phương xa. Đồng thời thấu hiểu những đau đớn, thiệt thòi khi sống trong cuộc chiến tranh phi nghĩa và hậu quả của cuộc chiến tranh này.

- Nghệ thuật: Nắm được điểm khác biệt làm nên dấu ấn của thể thơ song thất lục bát so với những thể thơ đã học.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác