logo

Soạn bài: Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình (siêu ngắn)

Hướng dẫn Soạn bài Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 10 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.

Soạn văn 10 siêu ngắn: Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình- TopLoigiai


Bố cục:

- Phần 1: (4 câu đầu): Hoàn cảnh của Thúy Kiều tại lầu xanh

- Phần 2: (8 câu tiếp): Cuộc sống của Kiều tại lầu xanh

- Phần 3: (còn lại): Bi kịch cuộc đời Kiều tại chốn lầu xanh


Đọc - Hiểu


Câu 1

Bố cục: 3 phần

- Phần 1: (4 câu đầu): Hoàn cảnh của Thúy Kiều tại lầu xanh

- Phần 2: (8 câu tiếp): Cuộc sống của Kiều tại lầu xanh

- Phần 3: (còn lại): Bi kịch cuộc đời Kiều tại chốn lầu xanh


Câu 2 

- Bút pháp ước lệ tượng trưng được thể hiện qua việc tác giả sử dụng các điển tích, điển cố như “bướm lả ong lơi”, “lá gió cành chim”, “mưa Sở, mây Tần”…

⇒ Việc sử dụng bút pháp này nhằm bộc lộ cụ thể, rõ ràng và chi tiết về cuộc sống nơi lầu xanh đầy xô bồ, rối ren nhưng vẫn giữ được sự tinh tế, nhạy bén trong từng câu chữ đồng thời thể hiện sự trân trọng về phẩm chất của Kiều. 


Câu 3

Các dạng thức đối xứng được sử dụng gồm:

- Đối xứng giữa hai câu thơ:

                       “Khi sao phong gấm rù là

              Giờ sao tan tác như hoa giữa đường”

                       “Mặt sao dày gió rạn xương

              Thân sao bướm chán ong chường bấy thân”

=>Các câu thơ đối nhau có tác dụng làm nổi bật và nhấn mạnh sự đối lập về cuộc đời của Kiều trước và sau khi bị bán vào lầu xanh.

- Đối xứng giữa các ý tứ trong một câu thơ: khi tỉnh rượu- lúc tàn canh, nửa rèm tuyết đậm- bốn bề trăng thâu

=>Nhằm tạo không gian như mở rộng ra đến mênh mông, sâu thăm thẳm không có điểm dừng và dường như không gian ấy khiến lòng người càng trĩu nặng.

- Đối xứng giữa các từ ngữ: bướm lả - ong lơi, lá gió – cành chim, dày gió – dạn sương, bướm chán – ong chường

=> Các từ ngữ đều nhấn mạnh bức tranh tâm trạng của nhân vật, cảm xúc như được khắc sâu và tô đậm hơn bao giờ.


Câu 4

Nỗi thương mình của nhân vật có ý nghĩa độc đáo và mới mẻ đối với nền văn học tủng đại. Bởi:

- Đặt trong hoàn cảnh xã hội lúc đó thì việc con người nhận ra ý nghĩa của mình là rất mơ hồ. Vậy nên nỗi thương mình của nhân vật đã phần nào cho thấy nhận thức của con người dã có sự thay đổi và mới mẻ hơn bao giờ.

- Nếu trong xã hội bấy giờ, Kiều hành xử giống với những người khác thì thông thường  sẽ chọn cam chịu, nhẫn nhịn và bị chà đạp, bị bóc lột. Nhưng chính “nỗi thương mình” đã lần đầu cho thấy bước nhảy mang tính bước ngoặt  trong ý thức về quyền và nghĩa vụ để đi đến đấu tranh giành quyền lợi. Như vậy, từ trong tiềm thức sâu xa con người biết trân trọng giá trị của bản thân mình.


Câu 5

Nhìn vào lời gửi gắm của chàng Kim với Kiều ta thấy rõ hơn qua đoạn trích. Cụ thể:

- Sự trân trọng và ngợi ca phẩm giá nàng Kiều. Trải qua hàng loạt sóng gió Kiều vẫn giữ trọn vẹn hai chữ thanh tao đáng ngưỡng mộ..

- Lời Kim Trọng nói với Kiều bộc lộ môt sự thật đau đớn, phơi bày bi kịch cuộc đời Kiều. Vì làm tròn đạo hiếu mà phải bán mình chuộc cha, vì chữ hiếu mà phải hy sinh và đánh đổi bằng chính bản thân mình. Rõ ràng, đây là sự thật và tác giả không hề né tránh nó.

→ Vậy nhưng bằng sự tinh tế và lòng trân trọng từng câu chữ trong đoạn trích vẫn thể hiện cốt cách cao đẹp và đề cao phẩm giá nàng Kiều.


Nhận xét - Ý nghĩa

- Nội dung:

Qua đoạn trích học sinh nắm được cuộc sống dầy bi kịch của Kiều tại lầu xanh và thái độ thấu cảm của tác giả với nàng. Đồng thời đoạn trích phê phán, lên án và tố cáo chế độ phong kiến suy tàn đã kìm hãm con người

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác