logo

Soạn bài: Chí khí anh hùng (siêu ngắn)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Chí khí anh hùng siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 10 siêu ngắn gọn được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh không phải chuyên Văn tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng nhất.

Soạn văn 10 siêu ngắn: Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều)- TopLoigiai


Bố cục:

- Phần 1 (4 câu đầu): Khung cảnh buổi chia ly giữa Thúy Kiều và Từ Hải.

- Phần 2 (12 câu tiếp): Câu chuyện giữa Từ Hải và Thúy Kiều.

- Phần 3 (còn lại): Sự quyết tâm ra đi của Từ Hải


Đọc - Hiểu


Câu 1

- Hàm nghĩa của các cụm từ "lòng bốn phương" và "mặt phi thường":

+ Lòng bốn phương: chỉ ý chí, tinh thần quyết tâm của người anh hùng mong lập chiến công

+ Mặt phi thường: chỉ sự nhanh nhạy, sáng tạo, những điều bất ngờ, xuất chúng trong thiên hạ.

=> Như vậy, các cụm từ nêu bật tầm vóc và lí tưởng anh hùng điển hình trong văn học.

- Những từ ngữ biểu thị thái độ kính trọng Từ Hải:

+ Cách gọi rất tôn trọng bằng các từ “trượng phu”, “lòng bốn phương”, “mặt phi thường”…

+ Từ ngữ chỉ tầm vóc phi thường: “mười vạn tinh binh”, “bóng tinh rợp đường”, “gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”…

+ Từ ngữ miêu tả hành động quyết đoán, nhanh nhạy: thoắt, thẳng rong, dứt áo ra đi,…


Câu 2

Những lời nói của Từ Hải với Thúy Kiều bộc lộ chí khí anh hùng như

+                      “Từ rằng: tâm phúc tương tri
                                             ...
                    Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.”

+                       “Bao giờ mười vạn tinh binh
                                             …
                    Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.”

+                  “Chầy chăng là một năm sau vội gì.”

=> Tất cả những câu thơ này đều khẳng định ý chí và tinh thần quyết đoán của người anh hùng. Đồng thời còn đưa ra lời hẹn chắc nịch càng khẳng định chí khí của  người anh hùng lý tưởng.


Câu 3 

- Đặc điểm cách miêu tả người anh hùng Từ Hải:

+ Nhà thơ miêu tả nhân vật qua những hình ảnh rõ ràng, cụ thể, đất phóng khoáng, mang tầm vóc và tư thế của người anh hùng:

động lòng bốn phương, thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong, dứt áo ra đi,…

+ Sử dụng hàng loạt những ngôn từ thể hiện sự trân trọng, ngợi ca và tôn trọng với người anh hùng lý tưởng: trượng phu, mười vạn

tinh binh, tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường,…

+ Ngôn ngữ được đặt trong hoàn cảnh đối thoại kết hợp biện pháp ước lệ, thậm xưng càng khắc họa cụ thể, rõ nét và nâng tầm người anh hùng lên thành lý tưởng

- Trong tác phẩm, cách miêu tả người anh hùng của tác giả có thể coi là cách miêu tả phổ biến trong văn học trung đại bằng việc sử dụng bút pháp lý tưởng hóa.


Nhận xét - Ý nghĩa

Nội dung:

Qua cách xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải để thể hiện ước mơ về công bằng xã hội, khẳng định sự tồn tại của luân lý.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác