logo

Soạn bài: Lập luận trong văn nghị luận (siêu ngắn)


Soạn bài: Lập luận trong văn nghị luận (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Lập luận trong văn nghị luận- TopLoigiai
I. Khái niệm về lập luận

a,

Trả lời: Mục đích của lập luận nhằm đưa ra lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục quân thù từ bỏ ý định xâm lược.

b,

Trả lời: Các lý lẽ :

- Người dùng binh giỏi thì nên biết xem xét thời thế…

- Được thời có thế thì biến mất làm còn…

- Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu…

=> Đưa ra kết luận “Nay các ông…được”

c, Hãy cho biết thế nào là một lập luận.

Trả lời: lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới.


II. Cách xây dựng lập luận

1. Xác định luận điểm

a, - Vấn đề: Bàn về việc lạm dụng tiếng nước ngoài của người Việt. - Quan điểm của tác giả:

+ Trường hợp thật sự cần thiết mới dùng tiếng nước ngoài

+Bày tỏ sự tôn trọng và đảm bảo bí mật thông tin của người đọc

+Thái độ phê phán của tác giả

b, Bài văn có hai luận điểm:

- Thực trạng lạm dụng tiếng nước ngoài trên các biển hiệu, quảng cáo.

- Thực trạng lạm dụng tiếng nước ngoài trên bái chí gây ra những bất cập

2. Tìm luận cứ

a, * Luận cứ của đoạn trích "Thư dụ Vương Thông lần nữa":

- Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế.

- Được thời có thế -> biến mất làm còn.

    Mất thời không thế ->mạnh quay thành yếu.

* Luận cứ của văn bản "Chữ ta":

- Luận điểm 1: Thực trạng lạm dụng tiếng nước ngoài trên các biển hiệu, quảng cáo.

 + Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh nếu có thì chỉ in nhỏ và đặt dưới chữ quốc ngữ.

+ Đi đâu cũng nổi bật biển hiệu chữ Triều Tiên.

+ Ở một vài thành phố ở nước ta nhìn đâu cũng thấy tiếng Anh….

- Luận điểm 2: Thực trạng lạm dụng tiếng nước ngoài trên bái chí gây ra những bất cập

+ Báo chí ở Hàn Quốc có nhiều loại, có báo in bằng tiếng nước ngoài rất đẹp, nhưng hầu hết các tờ báo tiếng mẹ đẻ thì ít có tiếng nước ngoài.

+ Ở ta, báo chí lạm dụng tiếng nước ngoài khiến cho người đọc trong nước bị thiệt mấy trang thông tin.

b, Cho biết đâu là luận cứ lí lẽ, đâu là bằng chứng thực tế.

- Các luận cứ ở đoạn trích "Thư dụ Vương Thông lần nữa" là luận cứ lí lẽ.

- Các luận cứ ở văn bản "Chữ ta" đều là bằng chứng thực tế

3. Lựa chọn phương pháp lập luận

b, Kể thêm một số phương pháp lập luận thường được sử dụng trong văn bản nghị luận.

Các phương pháp khác:

+Nêu phản đề

+Phương pháp loại suy

+Nêu nguyên nhân-kết quả…


III . Luyện tập

Câu 1 (trang 111 sgk Văn 10 Tập 2):

- Luận điểm: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú, đa dạng.

- Luận cứ lí lẽ:

+Biểu hiện:

   Lòng thương người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người

   khẳng định, đề cao con người về mặt phẩm chất…. đạo lí tốt đẹp giữa người với người

+ Bằng chứng thực tế:

   Tác phẩm văn học Phật giáo thời Lí…..

   Văn học Việt Nam thế kì XIX

- Phương pháp lập luận: quy nạp.

Câu 2 (trang 111 sgk Văn 10 Tập 2):

a, Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích

- Trau dồi thông tin về tự nhiên- khoa học- xã hội

- Tích lũy tri thức để rèn luyện bản thân và tự nhận thức bản thân mình

- Sách mở ra những chân trời mới

b, Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề

- Không khí ô nhiễm

- Nước bẩn

- Đất đai xói mòn

c, Văn học dân gian là những tác phẩm ngôn ngữ truyền miệng

- Văn học dân gian là tác phẩm ngôn từ

- Văn học dân gian có tính truyền miệng

Câu 3 (trang 111 sgk Văn 10 Tập 2):

Đoạn văn mẫu luận điểm: Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Môi trường đang tha thiết kêu cứu, vậy chúng ta phải làm gì? Đầu tiên là giáo dục nhầm thức về bảo vệ môi trường. Mỗi cá nhân ý thức là mỗi tập thể ý thức. Nó tạo ra nền tảng đầu tiên cho cuộc chiến chung tay vì môi  trường xanh-sạch-đẹp. Quan trọng nhất là nhận thức phải đi vào thực tế, có nhận thức phải có hành động. Cá nhân, tập thể phải tích cực tham gia bảo vệ môi trường bằng chính những hành động nhỏ nhất từ việc giữ nguồn nước sạch, trồng cây gây rừng hay giảm thiểu khí thải ra môi trường. Cao hơn là tham gia tuyên truyền, tích cực hơn nữa với những hoạt động chung của tổ chức vì môi trường. Hơn hết và cần thiết phải là sự lên tiếng của Chính phủ. Cuối cùng, thông điệp quan trọng là hãy hfnh động đúng, hành động đẹp, hành động vì một môi trường không tiếng kêu đau.


Nhận xét - Ý nghĩa

Qua bài học này, học sinh được củng cố và nâng cao về phương pháp lập luận trong văn bản nghị luận.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác