logo

Soạn sinh 8 Bài 17 ngắn nhất: Tim và mạch máu

Soạn sinh 8 Bài 17 ngắn nhất: Tim và mạch máu (ảnh 6)

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 17. Tim và mạch máu trong sách giáo khoa Sinh học 8. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Xác định được trên tranh, hình vẽ cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của tim - Phân biệt được các loại mạch máu - Trình bày được đặc điểm của các pha trong chu kì co dãn của tim


Hướng dẫn Soạn Sinh 8 bài 17 ngắn nhất

Câu hỏi trang 54 Sinh 8 Bài 17 ngắn nhất: 

Dựa vào kiến thức đã biết, hình 1116-1 và quan sát hình 17-1, điền vào bảng 17-1.

Bảng 17-1. Nơi bán máu được bơm tới từ các ngăn tim

Các ngăn tim co Nơi máu được bơm tới
Tâm nhĩ trái co  
Tâm nhĩ phải co  
Tâm thất trái co  
Tâm thất phải co  

- Căn cứ vào chiều dài quãng đường mà máu được bơm qua, dự đoán xem ngăn tim nào có thành cơ tim dày nhất (để có thể khi co sẽ tạo lực lớn nhất đẩy máu đi) và ngăn nào có thành cơ tim mỏng nhất?

- Dự đoán xem giữa các ngăn tim và giữa tim với các mạch máu phải có cấu tạo như thế nào để máu chỉ được bơm theo một chiều?

- Dùng dao sắc bổ dọc một quả tim lợn (heo) từ đỉnh tới đáy, từ trái qua phải để thấy rõ cấu tạo trong các ngăn tim. Trường hợp không có tim thật, có thể quan sát mô hình tim người (có thể tháo rời); quan sát và nhận xét xem các dự đoán của mình đúng hay sai? Xác định các loại mô và các bộ phận của tim.

Trả lời:

Các ngăn tim co Nơi máu được bơm tới
Tâm nhĩ trái co Tâm thất trái
Tâm nhĩ phải co Tâm thất phải
Tâm thất trái co Động mạch chủ
Tâm thất phải co Động mạch phổi

- Tâm thất trái có thành cơ tim dày nhất, tâm nhĩ phải có thành cơ tim mỏng nhất.

- Giữa các ngăn tim và giữa tim với các mạch máu đều có các van được đóng mở nhịp nhàng đảm bảo cho máu chỉ chảy theo một chiều.

- Tim được cấu tạo từ mô cơ tim, với 4 ngăn (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất).

Câu hỏi trang 55 Sinh 8 Bài 17 ngắn nhất: 

- Quan sát hình 17-2, cho biết có những loại mạch máu nào?

- So sánh và chỉ ra sự khác niệt giữa các loại mạch máu. Giải thích sự khác nhau đó.

Trả lời:

- Có 3 loại mạch máu: Động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.

- So sánh sự khác biệt:

Loại mạch máu Cấu tạo Chức năng
Động mạch

- Thành có 3 lớp (mô liên kết, cơ trơn, biểu bì) với lớp cơ trơn dày nhất trong 3 loại mạch.

- Đường kính ống nhỏ hơn tĩnh mạch

Thích hợp với chức năng đưa máu đi với vận tốc cao, áp lực lớn.
Mao mạch

- Thành chỉ có 1 lớp là biểu bì

- Nhỏ, phân nhánh nhiều

- Lòng rất hẹp

Lan tỏa rộng tới từng mô, thực hiện trao đổi chất.
Tĩnh mạch

- Thành có 3 lớp (mô liên kết, cơ trơn, biểu bì) với lớp cơ trơn mỏng hơn động mạch.

- Lòng ống rộng nhất.

- Có van 1 chiều ở nơi máu chảy ngược chiều trọng lực

Dẫn máu về tim ngược chiều trọng lực

Câu hỏi trang 56 Sinh 8 Bài 17 ngắn nhất: 

- Quan sát hình 17-3, cho biết mỗi chu kì co dãn tim kéo dài bao nhiêu giây?

- Trong mỗi chu kì:

+ Tâm nhĩ làm việc bao nhiêu giây? Nghỉ bao nhiêu giây?

+ Tâm thất làm việc bao nhiêu giây? Nghỉ bao nhiêu giây?

+ Tim nghỉ ngơi hoàn toàn bao nhiêu giây?

- Thử tính xem trung bình mỗi phút diễn ra bao nhiêu chu kì co dãn tim (nhịp tim)?

Trả lời:

- Mỗi chu kì co dãn tim kéo dài 0,8 giây.

- Trong mỗi chu kì:

+ Tâm nhĩ làm việc 0,1 giây. Nghỉ 0,7 giây.

+ Tâm thất làm việc 0,3 giây. Nghỉ 0,5 giây.

+ Tim nghỉ ngơi hoàn toàn 0,4 giây.

- Trung bình mỗi phút diễn ra 75 chu kì co dãn tim.

Bài 1 trang 57 Sinh 8 Bài 17 ngắn nhất:

Hãy điền chú thích thay cho các số 1, 2, 3 để chỉ các thành phần cấu tạo của tim vào hình bên (sơ đồ cấu tạo trong của tim).

Soạn sinh 8 Bài 17 ngắn nhất: Tim và mạch máu (ảnh 5)

Trả lời:

- Lần lượt từ trên xuống bên trái: Tĩnh mạch chủ trên, tâm nhĩ phải, van động mạch phổi, van ba lá, tĩnh mạch chủ dưới.

- Lần lượt từ trên xuống dưới bên phải: Động mạch chủ, động mạch phổi, nhánh của tĩnh mạch phổi, tâm nhĩ trái, van hai lá, vách ngăn tim.

Bài 2 trang 57 Sinh 8 Bài 17 ngắn nhất:

Thử tìm cách xác định động mạch và tĩnh mạch trên cổ tay của mình và nêu ra những dấu hiệu để nhận biết chúng.

Trả lời:

- Động mạch: Có mạch đập, nằm sâu hơn.

- Tĩnh mạch: Không có mạch đập, nằm nổi lên trên đối với người gầy và có thể thấy mạch có màu xanh.

Bài 3 trang 57 Sinh 8 Bài 17 ngắn nhất:

Điền vào bảng 17-2.

Các pha trong một chu kì tim Hoạt động của van trong các pha Sự vận chuyển máu
Van nhĩ - thất Van động mạch
Pha nhĩ co      
Pha thất co      
Pha dãn chung      

Trả lời:

Các pha trong một chu kì tim Hoạt động của van trong các pha Sự vận chuyển máu
Van nhĩ - thất Van động mạch
Pha nhĩ co Mở Đóng Từ tâm nhĩ vào tâm thất
Pha thất co Đóng Mở Từ tâm thất vào động mạch
Pha dãn chung Mở Đóng Từ tĩnh mạch vào tâm nhĩ rồi dồn xuống tâm thất.

Bài 4 trang 57 Sinh 8 Bài 17 ngắn nhất:

Nhìn đồng hồ và đặt tay lên ngực trái (nơi thấy rõ tiếng đập của tim) rồi tự đếm nhịp tim/phút cho bản thân trong 2 trạng thái:

- Lúc nghỉ ngơi.

- Sau khi chạy tại chỗ 5 phút.

Mỗi trạng thái đếm 3 lần, mỗi lần 1 phút.

Trả lời:

Gợi ý:

  Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình
Lúc nghỉ ngơi       70-75 nhịp/phút
Sau khi chạy tại chỗ 5 phút       80-95 nhịp/phút

Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 8 bài 17 hay nhất

Câu 1: 

- Trình bày cấu tạo của tim.

- Vì sao tim hoạt động liên tục suốt đời mà không mỏi?

- Các yếu tố nào đã giúp tim nhận máu và giúp máu di chuyển một chiều trong hệ mạch?

- Rèn luyện tim nhằm mục đích gì? Các biện pháp rèn luyện tim?

Trả lời:

- Cấu tạo tim:

+ Cấu tạo ngoài: Hình chóp, đỉnh quay xuống dưới hơi chếch về phía trái, bên ngoài có màng tim tiết ra dịch giúp tim co bóp dễ dàng, có hệ thống mao mạch máu làm nhiệm vụ dinh dưỡng tim.

+ Cấu tạo trong: tim có 4 ngăn (2 tâm nhĩ phía trên, 2 tâm thất phía dưới), thành tâm nhĩ mỏng hom thành tâm thất, thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải, có 2 loại van tim, van nhĩ – thất (giữa tâm nhĩ và tâm thất, van nhĩ – thất bên phải là van 3 lá, van nhĩ – thất bên trái là van 2 lá) luôn mở chỉ đóng khi tâm thất co, van thất động (giữa tâm thất và động mạch) luôn đóng chỉ mở khi tâm thất co. Các van tim có tác dụng cho máu đi theo 1 chiều nhất định.

- Tim hoạt động liên tục suốt đời mà không mệt mỏi:

Vì: Tim hoạt động theo chu kì, mỗi chu kì kéo dài 0,8 giây gồm 3 pha:

+ Pha co tâm nhĩ: 0,1 giây.

+ Pha co tâm thất: 0,3 giây.

+ Pha dãn chung: 0,4 giây.

Trong 1 chu kì, sau khi co tâm nhĩ sẽ nghỉ 0,7 giây, tâm thất nghỉ 0,5 giây, tim nghỉ ngơi hoàn toàn là 0,4 giây. Nhờ thời gian nghỉ đó mà các cơ tim phục hồi được khả năng làm việc… Nên tim làm việc suốt đời mà không mỏi.

- Các yếu tố giúp tim nhận máu và giúp máu di chuyển một chiều trong hệ mach:

+ Sự co dãn của tim

+ Ở pha dãn tâm nhĩ và pha dãn chung đã làm 2 xoang tâm nhĩ mở rộng ra, tạo lực hút—> gây mở van tĩnh mạch, máu từ tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới đổ về tâm nhĩ phải, máu từ tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái.

+ Ở pha co tâm nhĩ, hai tâm nhĩ cùng co bóp và tăng áp suất làm đóng van tĩnh mạch và mở van nhĩ – thất. Máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải, máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất trái.

+ Ở pha co tâm thất, hai tâm thất cùng co bóp và tăng áp suất làm đóng van nhĩ thất và mở van ngăn tâm thất với động mạch. Máu từ tâm thất trái đổ vào động mạch chủ, máu từ tâm thất phải đổ vào động mạch phổi.

+ Sự co dãn của động mạch và sự co bóp các cơ thành tĩnh mạch.

+ Sự thay đổi thể tích và áp suất khí trong lồng ngực khi hô hấp.

+ Các van tĩnh mạch.

- Rèn luyện tim:

Rèn luyện tim nhằm tăng sức làm việc của tim, đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ thể.

Muốn tăng lượng máu cung cấp cho cơ thể hoạt động, có 2 khả năng: hoặc tăng nhịp co tim hoặc tăng sức co tim

+ Nếu tăng nhịp tim thì sẽ giảm thời gian nghỉ của tim dẫn đến tim chóng mặt (suy tim). Vậy cần luyện tim để tăng sức co tim, nghĩa là tăng thể tích tống máu đi trong mỗi lần co tim.

- Các biện pháp rèn luyện tim:

+ Rèn luyên tim thông qua hoạt động lao động, cần có kế hoạch lao động và nghỉ ngơi hợp lí, phù hợp với từng đối tượng và giới tính…

+ Rèn luyện tim thông qua tập luyện thể dục thể thao: cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức và khoa học để tăng dần sức làm việc và chịu đựng của tim.

Câu 2:

- Đặc điểm sinh lí chủ yếu của tim là gì?

- Hoạt động của cơ tim có gì sai khác so với hoạt động của cơ vân?

Trả lời: 

* Tim có những đặc điểm sinh ií chủ yếu sau:

– Tính hưng phấn của cơ tim.

+ Cơ tim hưng phấn theo nguyên tắc “không hoặc tất cả”. Nếu kích thích ở cường độ thấp (chưa tới ngưỡng) thì cơ tim hoàn toàn không đáp ứng. Còn khi kích thích tới ngưỡng thì cơ tim hoàn toàn đáp ứng, tức là co với biên độ tối đa.

+ Tính trơ của cơ tim: Trong thời gian tim đang hưng phấn, cơ tim không trả ời với bất kì một kích thích nào khác.

– Tính tự động của tim: Tim có tính tự động là nhờ sự điều khiển của các hạch ỉự động (hạch Keith-flack, hạch Ashoff-tawara) và hệ thần kinh thực vật (thần kinh giao cảm và phó giao cảm).

– Tính dẫn truyền hưng phấn.

Hoạt động có tính chu kì (gọi là chu kì tim).

* Hoạt động của Cơ tim có gì sai khác so với hoạt động của Cơ vân?

Hoạt động của cơ tim Hoạt động của cơ vân

1 Cơ tim hoạt động theo quy luật “Tất cả hoặc không có gì”

–       Cơ tim hoạt động tự động không theo ý muốn.

–      Tim hoạt động theo chu kì (có thời gian nghỉ đủ để bảo đảm sự phục hồi khả năng hoạt động do thời gian trơ tuyệt đối dài)

–     Chỉ co đơn, không co cứng.

–      Cơ vân cũng phụ thuộc vào cường độ kích thích

–     Cơ vân hoạt động theo ý muốn.

–      Cơ vân chỉ hoạt động khi có kích thích.

–     Có hiện tượng co cứng.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 28/07/2023