logo

Soạn sinh 8 Bài 16 ngắn nhất: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết

Soạn sinh 8 Bài 16 ngắn nhất: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết (ảnh 3)

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 16. Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết trong sách giáo khoa Sinh học 8. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Trình bày được các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu và vai trò của chúng

- Trình bày được các thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết và vai trò của chúng


Hướng dẫn Soạn Sinh 8 bài 16 ngắn nhất

Câu hỏi trang 51 Sinh 8 Bài 16 ngắn nhất: 

- Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn.

- Phân biệt vai trò chủ yếu của tin và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu.

- Nhận xét về vai trò của hệ tuần hoàn máu.

Trả lời:

- Mô tả đường đi của máu:

+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu từ tâm thất phải được co bóp tống vào động mạch phổi → vào phổi để trao đổi khí → theo tĩnh mạch phổi → về tâm nhĩ trái → tống xuống tâm thất trái để bắt đầu vòng tuần hoàn lớn.

+ Vòng tuần hoàn lớn: Máu theo tâm thất trái → động mạch chủ → theo chiều lên và xuống để đến mao mạch ở các cơ quan, tiến hành trao đổi khí → theo tĩnh mạch chủ về tâm nhĩ phải → máu tống xuống tâm thất phải để bắt đầu vòng tuần hoàn nhỏ.

- Phân biệt vai trò:

+ Tim: Co bóp để đẩy máu vào trong hệ mạch (cụ thể là động mạch)

+ Hệ mạch: Vận chuyển máu đến các cơ quan, vào sâu từng tế bào để trao đổi khí và chất dinh dưỡng.

- Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Vận chuyển máu và chất dinh dưỡng cho từng tế bào, đồng thời trao đổi chất.

Câu hỏi trang 52 Sinh 8 Bài 16 ngắn nhất: 

- Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn.

- Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ nhỏ.

- Nhận xét về vai trò của hệ bạch huyết.

Trả lời:

- Phân hệ lớn: Bắt đầu từ mao mạch bạch huyết của các phần cơ thể (nửa trên bên trái và toàn bộ phần dưới cơ thể), qua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch bạch huyết rồi tới các mạch bạch huyết lớn hơn → sau đó tập trung đổ vào ống bạch huyết → tập trung vào tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn).

- Phân hệ nhỏ: Bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết của nửa trên bên phải cơ thể qua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch bạch huyết rồi tới các mạch bạch huyết lớn hơn → sau đó tập trung đổ vào ống bạch huyết → tập trung vào tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn).

- Vai trò của hệ bạch huyết: Cùng với tuần hoàn thực hiện chu trình tuần hoàn luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.

Bài 1 trang 53 Sinh 8 Bài 16 ngắn nhất:

Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào?

Trả lời:

Thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu gồm:

* Tim:

+ Nửa phải (tâm nhĩ phải và tâm thất phải).

+ Nửa trái (tâm nhĩ trái và tâm thất trái)

* Hệ mạch:

+ Vòng tuần hoàn nhỏ.

+ Vòng tuần hoàn lớn.

Bài 2 trang 53 Sinh 8 Bài 16 ngắn nhất:

Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào?

Trả lời:

Thành phần cấu tạo hệ bạch huyết gồm:

* Phân hệ lớn:

+ Mao mạch bạch huyết

+ Hạch bạch huyết

+ Mạch bạch huyết

+ Ống bạch huyết

* Phân hệ nhỏ:

+ Mao mạch bạch huyết

+ Hạch bạch huyết

+ Mạch bạch huyết

+ Ống bạch huyết

Bài 3 trang 53 Sinh 8 Bài 16 ngắn nhất:

Nêu tên vài cơ quan, bộ phận của cơ thể và cho biết sự luân chuyển bạch huyết nơi đó nhờ phân hệ nào?

Trả lời:

- Nửa đầu bên phải, tay phải: Phân hệ nhỏ

- Tay tái, 2 chân, nửa đầu bên trái, khoang bụng (gan, dạ dày, ruột…): Phân hệ lớn.

Bài 4 trang 53 Sinh 8 Bài 16 ngắn nhất:

Thử dùng tay xác định vị trí của tim trong lồng ngực của mình. Có thể dùng ngón tay để xác định điểm đập, nơi mỏm tim (đỉnh tim) chạm vào thành trước của lồng ngực.

Trả lời:

Tim nằm ở giữa lồng ngực và hơi lệch về bên trái.


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 8 bài 16 hay nhất

Câu 1: Vì sao máu khi chảy trong hệ mạch, máu không bị đông nhưng khi ra khỏi mạch thì máu bị đông?

Trả lời:

Máu khi chảy trong hệ mạch không bị đông vì lúc này tiểu cầu không bị vỡ, còn khi máu ra khỏi mạch thì tiểu cầu bị tác động bởi vết rách thành mạch nên bị vỡ ra, giải phóng enzim, enzim này kết hợp với ion canxi (Ca++) làm chất sinh tơ máu (fibrinogen) -> thành tơ máu (fibrin) ôm giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông.

Câu 2: Phân tích đặc điểm cấu tạo của động mạch, tĩnh mạch, mao mạch phù hợp với chức năng của chúng?

Trả lời:

Các loại mạch máu Đặc điểm cấu tạo Phù hợp chức năng
Động mạch

- Thành có 3 lớp (lớp biểu bì, mô liên kết và lớp cơ trơn), lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn tĩnh mạch.

- Lòng trong hẹp hòm ở tĩnh mạch.

- Có sợi đàn hồi.

Phù hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn.
Tĩnh mạch Thành có 3 lớp như động mạch, nhưng lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch 1 Lòng trong rộng hơn ở động mạch có van 1 chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực. Phù hợp với chức năng, máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ hơn động mạch.
Mao mạch

Nhỏ và phân nhiều nhánh

– Thành mỏng chỉ gồm một lớp biểu bì.

Lòng trong hẹp

Phù hợp với chức năng tỏa rộng thành mạng lưới tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất diễn ra hiệu quả
icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 28/07/2023