logo

Soạn sinh 8 Bài 15 ngắn nhất: Đông máu và nguyên tắc truyền máu

Soạn sinh 8 Bài 15 ngắn nhất: Đông máu và nguyên tắc truyền máu (ảnh 6)

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 15. Đông máu và nguyên tắc truyền máu trong sách giáo khoa Sinh học 8. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Trình bày được cơ chế đông máu và vai trò của đông máu đối với cơ thể

- Trình bày được các nguyên tắc truyền máu, cơ sở khoa học của truyền máu 


Hướng dẫn Soạn Sinh 8 bài 15 ngắn nhất

Câu hỏi trang 48 Sinh 8 Bài 15 ngắn nhất: 

- Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể?

- Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu?

- Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu?

- Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu?

Trả lời:

- Sự đông máu thì cơ thể sẽ không bị mất máu dẫn đến hạ huyết áp, thiếu máu và thậm chí là chết.

- Sự đông máu liên quan tới tất cả các tế bào màu, và quan trọng nhất là tiểu cầu cùng chất sinh tơ máu trong huyết thanh.

- Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ khối máu đông được tạo thành bít kín vết thương.

- Tiểu cầu có chức năng giải phóng ra enzim, enzim làm chất sinh tơ máu trong huyết thanh biến thành tơ máu → tơ máu tạo thành mạng lưới ôm các tế bào máu và tạo thành khối máu đông.

Câu hỏi trang 49 Sinh 8 Bài 15 ngắn nhất: 

Đánh dấu chiều mũi tên để phản ánh mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu để không gây kết dính hồng cầu trong sơ đồ sau:

Soạn sinh 8 Bài 15 ngắn nhất: Đông máu và nguyên tắc truyền máu (ảnh 3)

Trả lời:

Soạn sinh 8 Bài 15 ngắn nhất: Đông máu và nguyên tắc truyền máu (ảnh 4)

Câu hỏi trang 49 Sinh 8 Bài 15 ngắn nhất: 

- Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?

- Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?

- Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, virut HIV,…) có thể đem truyền cho người khác được không? Vì sao?

Trả lời:

- Máu có cả kháng nguyên A và B không thể truyền cho người có nhóm máu O được. Vì nhóm máu O có chứa cả α và β, biết rằng A gặp α sẽ gây kết dính, B gặp β sẽ gây kết dính → không truyền được.

- Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O. Vì đó là nhóm máu O → không gây kết dính.

- Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, virut HIV,…) không thể đem truyền cho người khác. Vì các tác nhân gây bệnh đó sẽ có trong máu đem truyền → người nhận máu sẽ nhiễm bệnh → lây lan bệnh.

Bài 1 trang 50 Sinh 8 Bài 15 ngắn nhất:

Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào?

Trả lời:

Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể là:

+ Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện

+ Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu hoá các kháng nguyên do các bạch cầu limphô B thực hiện

+ Sự phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh do các tế bào limphô T thực hiện.

Bài 2 trang 50 Sinh 8 Bài 15 ngắn nhất:

Em đã bao giờ bị đứt tay hay một vết thương nào đó gây chảy máu chưa? Vết thương đó lớn hay nhỏ, chảy máu nhiều hay ít? Và lúc đó em đã tự xử lí hay được xử lí như thế nào?

Trả lời:

- Vết thương nhỏ → chảy ít máu → được sát trùng rồi băng lại.

- Vết thương lớn → chảy nhiều máu → được sát trùng, băng lại tạm thời → đưa đến cơ sở y tế để khám lại.

Bài 3 trang 50 Sinh 8 Bài 15 ngắn nhất:

Trong gia đình em có những ai đã từng được xét nghiệm máu và có nhóm máu gì? Thử thiết lập sơ đồ quan hệ cho và nhận máu của cá nhân đó.

Trả lời:

Sơ đồ tổng quát

Soạn sinh 8 Bài 15 ngắn nhất: Đông máu và nguyên tắc truyền máu (ảnh 5)

Bài 4 trang 50 Sinh 8 Bài 15 ngắn nhất:

- Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu?

Liên quan tới hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu

- Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể?

Đông máu là 1 cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nó giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu.

- Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là do đâu?

Là nhờ các búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết rách ở mạch máu.

- Tiểu cầu có vai trò gì trong quá trình đông máu?

+ Bám vào vết rách và bám vào nhanh để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách

+ Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông.

+ Sự đông máu: Trong huyết tương có 1 loại protein hòa tan gọi là chất sinh tơ máu. Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông. Tham gia hình thành khối máu đông còn có nhiều yếu tố khác, trong đó có ion canxi (Ca2+)

+ Nguyên tắc truyền máu: Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch) và tránh bị nhận máu nhiệm các tác nhân gây bệnh.


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 8 bài 15 hay nhất

Câu 1: Phân biệt sự đông máu với ngưng máu?

Trả lời:

- Đông máu: Là hiện tượng khi bị thương máu chảy ra ngoài sau đó bị đông lại thành cục

+ Cơ chế: Tiểu cầu vỡ tiết enzim kết hợp với ion Ca^ có trong huyết tương biến chất sinh tơ máu trong huyết tương thành tơ máu, các tơ máu tạo thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông.

+ Ý nghĩa: Bảo vệ cơ thể chống mất máu khi bị thương.

- Ngưng máu Là hiện tượng hồng cầu của máu người cho bị kết dính với huyết tương trong máu người nhận.

+ Cơ chế: Các kháng thể có trong huyết tương người nhận gây kết dính với các kháng nguyên trên hồng cầu người cho, làm cho hồng cầu của người cho bị kết dính thành cục trong máu người nhận

+ Ý nghĩa: Đây là một phản ứng miễn dịch của cơ thể, khi truyền máu cần thực hiện đúng nguyên tắc để tránh ngưng máu.

Câu 2: So sánh vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ?

Trả lời:

* Giống nhau:

- Đều là quá trình vận chuyển máu qua hệ mạch, theo tính chất chu kì.

- Đều xảy ra quá trình trao đổi khí trong vòng tuần hoàn.

- Máu đều vận chuyển theo một chiều trong hệ mạch và tim.

* Khác nhau:

Vòng tuần hoàn lớn Vòng tuần hoàn nhỏ
— Máu đỏ tươi xuất phát từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các tế bào ■ Máu đỏ thẫm xuất phát từ tâm thất phải theo động mạch phổi đến các phế nang – phổi
– Sự trao đổi khí xảy ra giữa máu và các tế bào. – Sự trao đổi khí xảy ra giữa máu và phế nang.
– Sau trao đổi khí, máu trở nên nghèo ôxi, chuyển thành máu đỏ thẫm đổ về tâm nhĩ phải – Sau trao đổi khí, máu trở nên giàu ôxi chuyển thành máu đỏ tươi đổ về tâm nhĩ trải
– Cung cấp khí ôxi cho tế bào, mang khí cacbonic khỏi tế bào. – Đưa khí cacbonic từ máu qua phế nang và nhận khí ôxi vào máu.
icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 28/07/2023