logo

Soạn sinh 8 Bài 13 ngắn nhất: Máu và môi trường trong cơ thể

Soạn sinh 8 Bài 13 ngắn nhất: Máu và môi trường trong cơ thể (ảnh 3)

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 13. Máu và môi trường trong cơ thể trong sách giáo khoa Sinh học 8. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Biết được các thành phần, đặc điểm mỗi thành phần của máu.

- Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu.

- Trình bày được thành phần và vai trò của môi trường trong cơ thể


Hướng dẫn Soạn Sinh 8 bài 13 ngắn nhất

Câu hỏi trang 42 Sinh 8 Bài 13 ngắn nhất: 

Chọn từ thích hợp dưới đây điền vào chỗ trống:

- Huyết tương - Bạch cầu

- Hồng cầu - Tiểu cầu

Máu gồm……… và các tế bào máu.

Các tế bào máu gồm………….., bạch cầu và……………

Trả lời:

Máu gồm huyết tương và các tế bào máu.

Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Câu hỏi trang 43 Sinh 8 Bài 13 ngắn nhất: 

- Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều,…), máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không?

- Thành phần chất trong huyết tương (bảng 13) có gợi ý gì về chức năng của nó?

- Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào tim về tới phổi có màu đỏ thẫm?

Trả lời:

- Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều,…), máu không lưu thông dễ dàng trong mạch nữa.

- Chức năng huyết tương: Đảm bảo độ loãng của máu để máu dễ lưu thông, khoáng cung cấp chất dinh dưỡng và muối, vận chuyển chất thải.

- Máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi do hồng cầu vận chuyển giàu ôxi, còn máu từ các tế bào tim về tới phổi có màu đỏ thẫm do hồng cầu vận chuyển chủ yếu là CO2.

Câu hỏi trang 43 Sinh 8 Bài 13 ngắn nhất: 

- Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều,…), máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không?

- Thành phần chất trong huyết tương (bảng 13) có gợi ý gì về chức năng của nó?

- Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào tim về tới phổi có màu đỏ thẫm?

Trả lời:

- Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều,…), máu không lưu thông dễ dàng trong mạch nữa.

- Chức năng huyết tương: Đảm bảo độ loãng của máu để máu dễ lưu thông, khoáng cung cấp chất dinh dưỡng và muối, vận chuyển chất thải.

- Máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi do hồng cầu vận chuyển giàu ôxi, còn máu từ các tế bào tim về tới phổi có màu đỏ thẫm do hồng cầu vận chuyển chủ yếu là CO2.

Câu hỏi trang 44 Sinh 8 Bài 13 ngắn nhất: 

- Các tế bào cơ, não… của cơ thể người có thể trực tiếp trao đổi các chất với môi trường ngoài được không?

- Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào?

Trả lời:

- Các tế bào cơ, não… do nằm sâu trong cơ thể người nên không được liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài nên không thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài.

- Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua máu, nước mô và bạch huyết được thực hiện qua trao đổi chất.

Bài 1 trang 44 Sinh 8 Bài 13 ngắn nhất:

Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu?

Trả lời:

Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.

Hồng cầu vận chuyển 02 và C02.

Bài 2 trang 44 Sinh 8 Bài 13 ngắn nhất:

Có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan, bộ phận nào của cơ thể?

Trả lời:

Có thể thấy môi trường trong ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Môi trường trong luôn lưu chuyển và bao quanh mọi tế bào.

Bài 3 trang 44 Sinh 8 Bài 13 ngắn nhất:

Môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần nào? Chúng có quan hệ với nhau thế nào?

Trả lời:

- Môi trường trong gồm máu, nước mô và bạch huyết:

Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô.

Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết

Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu.


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 8 bài 13 hay nhất

Câu 1: Hãy trình bày:

* Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn máu.

* Cấu tạo và chức năng của hệ bạch huyết.

Trả lời:

* Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn máu:

- Cấu tạo: Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ mạch máu ( Động mạch,  mao mạch và tĩnh mạch) tạo thành hai   vòng tuần  hoàn, đó là vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.

-  Chức năng:

+ Hệ tuần hoàn máu giúp luân chuyển máu và thực hiện sự trao đổi chất, trao đổi khí…

+ Vòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu qua phổi để thực hiện trao đổi khí O2 và CO2.

+ Vòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào.

+ Tham gia bảo vệ cơ thể.

+ Tham gia vào quá trình đông máu.

* Cấu tạo và chức năng của hệ bạch huyết:

- Cấu tạo: Hệ bạch huyết được cấu tạo bởi các mạch bạch huyết (Mao mạch bạch huyết, mạch bạch huyết nhỏ, mạch bạch huyết lớn, ống bạch huyết) và các hạch bạch huyết.

+ Bạch huyết có thành phần cấu tạo gần giống với máu, nhưng không có hồng cầu.

+ Căn cứ vào phạm vi vận chuyển và thu nhận bạch huyết, có thể chia hệ bạch huyết thành 2 phân hệ, đó là phân hệ lớn và phân hệ nhỏ.

 Phân hệ nhỏ: Thu nhận bạch huyết ở phần trên bên phải cơ thể.

 Phân hệ lớn: Thu nhận bạch huyết ở các phần còn lại của cơ thể.

- Chức năng: Hệ bạch huyết thực hiện các chức năng sau:

+ Thu nhận và chuyển đi những sản phẩm do các tế bào thải ra.

+ Tham gia bảo vệ cơ thể.

+ Mang chất mỡ và các vitamin tan trong dầu do ruột hấp thụ chuyển về tim.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 28/07/2023