logo

Soạn sinh 8 Bài 20 ngắn nhất: Hô hấp và các cơ quan hô hấp

Soạn sinh 8 Bài 20 ngắn nhất: Hô hấp và các cơ quan hô hấp (ảnh 4)

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 20. Hô hấp và các cơ quan hô hấp trong sách giáo khoa Sinh học 8. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Trình bày được khái niệm, vai trò của hô hấp

- Nêu được đặc điểm các giai đoạn của quá trình hô hấp

- Nêu được các cơ quan trong hệ hô hấp và vai trò của chúng


Hướng dẫn Soạn Sinh 8 bài 20 ngắn nhất

Câu hỏi trang 65 Sinh 8 Bài 20 ngắn nhất: 

- Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể?

- Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào (hình 20-1)?

- Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp?

Trả lời:

- Hô hấp cung cấp O2 và CO2 cho sự sản sinh và tiêu dùng năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể; đồng thời thải O2 và CO2 từ các tế bào, cơ thể ra ngoài tránh gây độc.

- Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: sự thở, sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào.

- Sự thở có vai trò cung cấp O2 và CO2 vào trong cơ thể và thải các khí thải ra ngoài môi trường.

Câu hỏi trang 66 Sinh 8 Bài 20 ngắn nhất: 

- Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?

- Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí?

- Nêu nhận xét về chức năng của đường dẫn khí và của 2 lá phổi.

Trả lời:

- Làm ẩm: Lớp niêm mạc tiết chất nhày trong đường dẫn khí; làm ấm: mạng mao mạch dày đặc, căng máu và nóng ấm (nhất là ở mũi và phế quản).

- Đặc điểm cấu tạo của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí:

+ Gồm 2 lá phổi

+ Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang tập hợp thành từng cụm với 700-800 triệu → tăng diện tích.

- Nhận xét về chức năng của đường dẫn khí và của 2 lá phổi:

+ Đường dẫn khí: Dẫn khí ra – vào phổi, làm ấm và ẩm không khí vào phổi, loại bỏ tác nhân có hại cho phổi.

+ Phổi: Là nơi trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài.

Bài 1 trang 67 Sinh 8 Bài 20 ngắn nhất:

Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?

Trả lời:

- Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. Oxi đi vào cơ thể được sử dụng để oxi hóa các chất dinh dưỡng, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

Bài 2 trang 67 Sinh 8 Bài 20 ngắn nhất:

So sánh hệ hô hấp của người với hệ hô hấp của thỏ?

Trả lời:

- Giống:

+ Đều nằm trong khoang ngực và được ngân cách với khoang bụng bởi cơ hoành.

+ Đều gồm đường dẫn khí và 2 lá phổi.

+ Đường dẫn khí đều có mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản.

+ Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang (túi phổi) tập hợp thành từng cụm bao quanh mỗi túi phổi là một mạng mao mạch dày đặc.

+ Bao bọc phổi có 2 lớp màng: Lá thành dính vào thành ngực và lá dạng dính vào phổi, giữa 2 lớp màng là chất dịch.

- Khác:

Đặc điểm Người Thỏ
Khí quản Có thanh quản có khả năng phát âm Không có thanh quản
Cơ quan hỗ trợ hô hấp Không có túi khí Có hệ thống túi khí (9 túi) len lẻn gồm túi khí trước và túi khí sau.
Hiệu quả hô hấp Thấp hơn Cao hơn

Bài 3 trang 67 Sinh 8 Bài 20 ngắn nhất:

Hãy giải thích câu nói: Chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận.

Trả lời:

Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi cũng ngừng lưu thông, nhưng tim không ngừng đập, máu không ngừng lưu thông qua các mao mạch ở phổi, trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra. O2 trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu và CO2 không ngừng khuếch tán tới phổi. Bởi vậy, nồng độ O2 trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.

Bài 4 trang 67 Sinh 8 Bài 20 ngắn nhất:

Nhờ đâu nhà du hành vũ trụ, người lính cứu hỏa, người thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong môi trường thiếu O2 (trong không gian vú trụ, trong đám cháy, dưới đáy đại dương)?

Trả lời:

- Nhờ thiết bị chứa O2 cung cấp O2 cho họ thực hiện hô hấp.

- Ngoài ra họ có thể làm việc được trong điều kiện thiếu O2 lâu hơn người bình thường 1 chút nếu không dùng thiết bị hỗ trợ cung cấp ôxi nhờ sự luyện tập cho việc sử dụng ôxi hiệu quả hơn.


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 8 bài 20 hay nhất

Câu 2: Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? Phân tích đặc điểm cấu tạo của các cơ quan hô hấp phù hợp với chức năng của chúng?

Trả lời:

- Hệ hô hấp gồm các CO’ quan sau:

+ Đường dẫn khí: Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản.

+ Hai lá phổi: Lá phổi phải và lá phổi trái.

*  Đặc điểm cấu tạo của các Cơ quan hô hấp phù hợp với chức năng của nó:

- Khoang mũi: Có nhiều lông, có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có mạng lưới mao mạch dày đặc → phù hợp với chức năng ngăn bụi, làm ẩm và làm ấm không khí trước khi vào bên trong.

- Họng: Có tuyến amiđan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào limpho → có chức năng diệt khuẩn có trong không khí.

-  Thanh quản: Có sụn thanh thiệt (nắp thanh quản) → không cho thức ăn lọt vào khí quản.

- Khí quản:

+ Cấu tạo bằng các vòng sụn khuyết, phần khuyết thay bằng cơ và dây chằng → làm đường dẫn khí luôn rộng mở, không ảnh hưởng đến sự di chuyển thức ăn trong thực quản.

+ Mặt trong có nhiều lông rung chuyển động liên tục và tuyến tiết chất nhầy → ngăn bụi, diệt khuẩn.

- Phế quản:

+ Cấu tạo bởi các vòng sụn → tạo đường dẫn khí, không làm tổn thương đến phổi.

+ Nơi tiếp xúc với phế nang thì được cấu tạo bằng các thớ cơ mềm → không làm tổn thương đến phế nang.

- Phổi:

+ Phổi gồm 2 lá: Lá phổi phải gồm 3 thùy, lá phổi trái gồm 2 thùy

+ Bên ngoài có 2 lớp màng, ở giữa có chất dịch nhầy  → Làm giảm lực ma sát của phổi vào lồng ngực khi hô hấp.

+ Số lượng phế nang nhiều (700 — 800 triệu đơn vị) → làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi (khoảng 70 – 80m2).

Thành phế nang mỏng được bao quanh là mạng mao mạch dày đặc → giúp sự trao đổi khí diễn ra dễ dàng.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 28/07/2023