logo

Soạn GDCD 7 Bài 7 ngắn nhất trang 38, 39, 40, 41, 42, 43 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn GDCD 7 Bài 7: Phòng chống bạo lực học đường ngắn gọn, đầy đủ SGK trang 38, 39, 40, 41, 42, 43 bám sát nội dung bộ sách mới Kết nối tri thức. Hi vọng, qua bài viết này các em học sinh có thể nắm vững nội dung bài và hiểu bài tốt hơn.

Bài 7. Phòng chống bạo lực học đường trang 38, 39, 40, 41, 42, 43 SGK GDCD 7 Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết GDCD 7 Bài 7 ngắn nhất Kết nối tri thức


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 38 SGK GDCD 7

Em hãy kể lại một hành vi bạo lực học đường mà em đã gặp phải hoặc chứng kiến. Em có suy nghĩ và cảm nhận gì về hành vi đó?

Lời giải

- Em đã từng chứng kiến hành vi bạo lực học đường: Trong nhà để xe chị A và chị B vì có mâu thuẫ với nhau nên chị A đã gọi bạn của mình chặn đánh chị B ở cổng trường. Bạn của A đã giật tóc và đạp hỏng xe đạp của chị B.

- Em không đồng ý với hành động của chị A. Em cảm thấy hành vi bạo lực học đường làm ảnh hưởng đến thân thể, tâm lí của chị B.


Khám phá


1. Biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường

Trả lời câu hỏi trang 39 SGK GDCD 7

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời:

a) Bạo lực học đường là gì? Hãy nêu các biểu hiện của bạo lực học đường trong các trường hợp trên. Theo em, còn có những biểu hiện nào khác của bạo lực học đường?

b) Hãy nêu những nguyên nhân của bạo lực học đường trong các trường hợp trên. Theo em, bạo lực học đường còn do những nguyên nhân nào khác?

c) Trong các trường hợp trên, các bạn C, H, Q, N đã phải chịu những hậu quả gì? Em hãy liệt kê những tác hại của bạo lực học đường theo gợi ý dưới đây:

Tác hại của bạo lực học đường

 

Đối với học sinh

 

Đối với gia đình

 

Đối với nhà trường và xã hội

 

Lời giải

Yêu cầu a)

- Khái niệm: Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm dnah dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục. 

Biểu hiện của bạo lực học đường trong các trường hợp trên là: 

+ Trường hợp 1: chặn đường đánh

+ Trường hợp 2: cô lập, nói xấu, ghép ảnh chế giễu

+ Trường hợp 3: đánh bạn học

Theo em, còn có những biểu hiện nào khác của bạo lực học đường khác như: 

+ Đặt điều, lan truyền thông tin không đúng sự thật về bạn. 

+ Lăng mạ, chửi bới.

+ Cô lập.

+ Đe dọa, khủng bố.

+ Chê bai, ngược đãi về mặt thể xác và tinh thần

Yêu cầu b) 

- Những nguyên nhân của bạo lực học đường trong các trường hợp trên là.

+ Trường hợp 1: bạo lực học đường do sự thiếu quan tâm vì gia đình, C chơi với những người bạn xấu

+ Trường hợp 2: bạo lực học đường do mâu thuẫn xảy ra trên mạng xã hội

+ Trường hợp 3: bạo lực học đường do Q nghĩ N cố tình làm mình xấu mặt nên đã đánh N

- Theo em, bạo lực học đường còn do những nguyên nhận khác như: 

+ Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh

+ Do thiếu kiến thức, kĩ năng xấu

+ Môi trường xã hội không lành mạnh

+ Do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục, gia đình, ….

Yêu cầu c) 

- Các bạn C, H, Q, N đã phải chịu những hậu quả của bạo lực học đường là: 

+ Trường hợp 1: do bạo lực học đường bạn học bị thương và C bị nhà trường kỉ luật

+ Trường hợp 2: do bạo lực học đường H có dấu hiệu bị trầm cảm, khủng hoảng tâm lí

+ Trường hợp 3: do bạo lực học đường Q và N bị nhà trường kỉ luật

- Liệt kê những tác hại của bạo lực học đường theo gợi ý dưới đây:

Tác hại của bạo lực học đường

Đối với học sinh

- Về mặt thể chất: bị thương, bị đau…

- Về mặt tinh thần: lo lắng, trầm cảm, căng thẳng, áp lực, sợ hãi, học tập sa sút,….

Đối với gia đình

- Lo lắng, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình,…

Đối với nhà trường và xã hội

- Chất lượng giáo dục giảm sút

- Môi trường học của học sinh bị ảnh hưởng,…


2. Cách ứng phó với bạo lực học đường

Trả lời câu hỏi trang 40 SGK GDCD 7

Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

* Trước khi xảy ra bạo lực học đường

Trả lời câu hỏi GDCD 7 Bài 7 | Soạn GDCD 7 Bài 7 ngắn nhất - KNTT

a) Trong các trường hợp trên, các bạn đã làm gì để phòng tránh bạo lực học đường?

b) Theo em, học sinh cần làm gì để phòng tránh bạo lực học đường?

Lời giải

Yêu cầu a) Trong những trường hợp trên, để phòng tránh bạo lực học đường các bạn học sinh đã:

- Trường hợp 1: V chia sẻ với mẹ và được mẹ đưa đến gặp cô giáo chủ nhiệm nhờ giúp đỡ. 

- Trường hợp 2: Khi bị dọa đánh, Th nhận sai và xin lỗi bạn.

Yêu cầu b) Theo em, để phòng tránh bạo lực học đường, học sinh cần: 

- Kết bạn với những người bạn tốt, trang bị kiến thức kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường

- Thông báo cho giáo viên, người lớn khi có bạo lựa học đường

- Tránh kết bạn với người xấu, tỏ thái độ tiêu cực, tụ tập ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường. 

Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

* Khi xảy ra bạo lực học đường

Trả lời câu hỏi GDCD 7 Bài 7 | Soạn GDCD 7 Bài 7 ngắn nhất - KNTT

a) Em hãy nhận xét cách ứng phó của T và B trong các trường hợp trên.

b) Theo em, học sinh nên làm gì và không nên làm gì khi xảy ra bạo lực học đường? Liệt kê theo gợi ý dưới đây:

Khi xảy ra bạo lực học đường

Nên làm

Không nên làm

   

Lời giải

Yêu cầu a) Nhận xét cách ứng phó của bạn T và B trong trường hợp trên: hai bạn đã bình tĩnh để xử lí các tình huống bạo lực học đường. 

Yêu cầu b) 

Khi xảy ra bạo lực học đường

Nên làm

Không nên làm

- Bình tĩnh

- Kiềm chế cảm xúc

- Tìm sự giúp đỡ từ người khác

- Quan sát để tìm đường thoát

- Tỏ thái độ khiêu khích, thách thức

- Sử dụng hành vị bạo lực để đáp trả

- Kêu gọi bạn bè cùng tham gia bạo lực

Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

*Sau khi xảy ra bạo lực học đường

Trả lời câu hỏi GDCD 7 Bài 7 | Soạn GDCD 7 Bài 7 ngắn nhất - KNTT
Trả lời câu hỏi GDCD 7 Bài 7 | Soạn GDCD 7 Bài 7 ngắn nhất - KNTT

a) Em hãy nhận xét cách ứng phó của các bạn trong những trường hợp trên.

b) Theo em, sau khi xảy ra bạo lực học đường, học sinh nên làm gì và không nên làm gì? Vì sao?

Lời giải

Yêu cầu a) Nhận xét cách ứng phó của các bạn trong những trường hợp trên:

- Việc làm của A là phù hợp. Bởi vì bạn A không thể tự mình giải quyết nên cần nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên. 

- Việc làm của M là không nên. Thay vào đó M nên nghe lời K và báo sự việc lên công an. 

Yêu cầu b) Theo em, sau khi xảy ra bạo lực học đường, học sinh nên thông báo sự việc cho bố mẹ, thầy cô, công an và nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ. Không nên giấu giếm, bao che, tự giải quyết bằng những biện pháp tiêu cực. 


3. Một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường

Trả lời câu hỏi trang 41 SGK GDCD 7

a) Ở trường hợp 2 trong nội dung cách ứng phó sau khi xảy ra bạo lực học đường (mục 2), các học sinh nam đánh bạn M như vậy có vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường không? Vì sao?

b) Em hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường.

Lời giải

Yêu cầu a) Ở trường hợp 2 trong nội dung cách ứng phó sau khi xảy ra bạo lực học đường (mục 2), các học sinh nam đánh bạn M như vậy đã vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường. Bởi vì theo Điều 6: Phòng, chống bạo lực học đường, các bạn đã có hành vi xâm hại đến người khác.

Yêu cầu b) Một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường là:

- Nghị đinh số 80/2017/NĐ – CP của Chính phủ

- Bộ luật Hình sự năm 2015

....


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 42 SGK GDCD 7

1. Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai. Vì sao?

a) Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau.

b) Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra.

c) Bạo lực học đường chỉ gây ra tác hại về sức khỏe thể chất.

d) Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục.

Lời giải

- Ý kiến a) Sai. Bởi vì bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần cử người học xảy ra trong cơ sở giáo dục. 

- Ý kiến b) Đúng.Bởi vì nguyên nhân xảy ra bạo lực học đường có thể là do: đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, do thiếu kiến thức, kĩ năng xấu, môi trường xã hội không lành mạnh, do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục, gia đình, ….

- Ý kiến c) Sai. Bởi vì bạo lực học đường gây ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần.

- Ý kiến d) Sai. Bởi vì vệc phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm của các sơ sở giáo dục, gia đình và xã hội. 

Trả lời câu hỏi trang 43 SGK GDCD 7

2. Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây:

a) Một số bạn trong lớp thường xuyên trêu chọc, bắt nạt G vì G nhỏ bé và nhút nhát.

b) S kể với bố mẹ việc mình bị H trấn lột tiền dù H đe dọa không được kể với ai.

c) Thấy một bạn trong lớp bị đánh, Q liền lấy điện thoại ra quay phim để đăng lên mạng.

d) N muốn bỏ học vì bị nhiều bạn ở trường chế giễu.

Lời giải

Nhận xét về hành vi của các bạn:

- Các bạn trong lớp đã có hành vi bạo lực học đường với G. Đây là một hành động sai trái và cần được ngăn chặn. 

- Hành động của S là đúng, bạn cần bình tĩnh và nhờ sự giúp đỡ của người lớn. 

- Em không đồng tình với hành động của Q. Thay vì đăng lên mạng, bạn nên ngăn cản hành vi bạo lực học đường. Việc quay đăng lên mạng vô hình chung khiến hành động bạo lực được nhiều người biết đến hơn. 

- Hành động của các bạn ở trường là sai. Vì đó là hành vi bạo lực học đường. Thay vì có suy nghĩ bỏ học N nên có sự chia sẻ với người thân hoặc giáo viên chủ nhiệm. 

3. Hãy đề xuất các biện pháp phù hợp để phòng tránh bạo lực học đường khi xuất hiện những tình huống sau:

a) Em nhận được tin nhắn hoặc thư đe dọa từ người khác.

b) Một người bạn đang có mâu thuẫn với em hẹn ở lại trường nói chuyện riêng sau buổi học.

c) Một nhóm học sinh cùng trường yêu cầu em tới chỗ vắng với thái độ khó chịu, đe dọa.

d) Em vô tình nghe thấy nhóm bạn nam cùng lớp bàn kế hoạch cuối buổi học chặn đường đánh một bạn lớp bên cạnh.

Lời giải

Các biện pháp phù hợp để phòng tránh bạo lực học đường trong các tình huống trên là:

Tình huống a) Em báo với bố mẹ, thầy cô và nhờ sự giúp đỡ.  

Tình huống b), c), d) Em báo với giáo viên chủ nhiệm và nhờ sự giúp đỡ từ cô. 

4. Đóng vai xử lý các tình huống dưới đây:

a) Giờ ra chơi, V nhìn thấy trong cặp sách của N có một cuống nhật kí nên đã giật lấy. N đuổi theo yêu cầu V trả lại nhưng bạn không đồng ý mà còn mở cuốn nhật kí và đọc vài câu cho các bạn khác cùng nghe để trêu chọc N. N rất tức giận với hành vi của V nhưng không biết nên làm gì.

Nếu là N, em sẽ xử lý tình huống này như thế nào? Vì sao?

b) Biết tin Đ bị S bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận. T bày tỏ ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học.

Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T?

c) Nhiều lần bị một số bạn trong trường trấn lột tiền ăn sáng nhưng D giấu không kể lại với gia đình.

Nếu là bạn thân của D, em sẽ nói gì với D?

Lời giải

- Tình huống a) Nếu là N, em sẽ:

+ Yêu cầu bạn không được đọc nhật kí và chế giễu mình và trả lại nhật ký. 

+ Nếu như bạn không trả, em sẽ nhờ sự giúp đỡ từ giáo viên chủ nhiệm. 

- Tình huống b) Nếu là S trong tình huống trên em sẽ;

+ Khuyên Đ và T rằng các bạn không được làm như vậy, đó là hành động bạo lực học đường. Các bạn sẽ bị kỉ luật nếu như gây hại, làm bị thương người khác. 

+ Các bạn nên thông báo tình trạng bạo lực học đường với người thân và giáo viên và nhờ sự giúp đỡ. 

- Tình huống c) Nếu là bạn thân của D, em sẽ:

+ Khuyên D nên nói chuyện này cho gia đình và nhờ gia đình giúp đỡ.

+ Nếu bạn không làm, em sẽ đến và báo với phụ huynh của bạn. 

5. Hãy chia sẻ những việc em đã làm để phòng chống bạo lực học đường.

Lời giải

Những việc em đã làm để phòng chống bạo lực học đường là:

+ Kết bạn với những người bạn tốt, trang bị kiến thức kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường.

+ Thông báo cho giáo viên, người lớn khi có bạo lựa học đường


Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 43 SGK GDCD 7

1. Em hãy tham gia các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức và ghi lại cảm xúc, cách phòng chống bạo lực học đường mà em rút ra qua các hoạt động đó.

Lời giải

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Các em có thể tham khảo bài mẫu dưới đây

- Cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động tuyên truyền về phòng, choongs bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức là: Em cảm thấy vui vì mình đã đóng góp một phần sức lực nhỏ bé khi tham gia vào các hoạt động tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường.

- Cách phòng tránh bạo lực học đường mà em rút ra qua cca shoatj động đó là:

+ Kết bạn với những người bạn tốt, trang bị kiến thức kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường.

+ Tránh kết bạn với người xấu, tỏ thái độ tiêu cực, tụ tập ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường. 

+ Khi có bạo lựa học đường, ta nên thông báo cho giáo viên, cha mẹ, người lớn.

2. Em hãy thiết kế một khẩu hiệu hoặc vẽ một bức tranh để tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường và thuyết minh về sản phẩm đó.

Lời giải

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Các em có thể tham khảo bài mẫu dưới đây 

Tranh tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường

Trả lời câu hỏi GDCD 7 Bài 7 | Soạn GDCD 7 Bài 7 ngắn nhất - KNTT

>>> Xem trọn bộ: Soạn GDCD 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn GDCD 7 Bài 7 ngắn nhất trang 38, 39, 40, 41, 42, 43 Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 13/07/2022 - Cập nhật : 11/10/2022