logo

Tóm tắt Lý thuyết GDCD 7 Bài 7 ngắn nhất Kết nối tri thức

Tóm tắt Lý thuyết GDCD 7 Bài 7 ngắn nhất Kết nối tri thức. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 7: Phòng chống bạo lực học đường trang 38, 39, 40, 41, 42, 43 dễ hiểu.

Bài 7: Phòng chống bạo lực học đường trang 38, 39, 40, 41, 42, 43 SGK Giáo dục công dân 7 - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn GDCD 7 Bài 7: Phòng chống bạo lực học đường - KNTT


Khái niệm

- Bạo lực học đường có nhiều biểu hiện như: đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, chửi bới, đe doạ, khủng bó, cô lập, lan truyền những thông tin sai sự thật về người học,... xảy ra trong cơ sở giáo dục.

- Nguyên nhân của bạo lực học đường: do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh; do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống; do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh; do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục...

- Bao lực học đường gây ra nhiều tác hại đối với học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội

* Cách ứng phó với bạo lực học đường:

- Để phòng tránh bạo lực học đường, em cần kết bạn với những bạn tốt; trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường; thông báo cho giáo viên hoặc những người lớn đáng tin cậy khi phát hiện nguy cơ bạo lực học đường; rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường;... Em cần tránh: kết bạn với những bạn xấu; tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè; tụ tập ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường.

- Khi gặp bạo lực học đường, em cần phải bình tĩnh, kiềm chế các cảm xúc tiêu cực, chủ động nhờ người khác giúp đỡ; quan sát xung quanh để tìm đường thoát;... Em cần tránh: tỏ thái độ khiêu khích, thách thức; sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả; kêu gọi bạn bè cùng tham gia bạo lực;...

- Để xử lí hậu quả của bạo lực học đường, em cần thông báo sự việc với bố mẹ, người thân, thầy cô, công an và nhờ họ hỗ trợ đảm bảo an toàn; nhờ sự trợ giúp từ các cơ sở chuyên môn như bệnh viện, phỏng tư: vấn tâm li học đường,... Tránh giấu giếm, bao che, tự giải quyết bằng các biện pháp tiêu cực,...

Việc phòng, chống bạo lực học đường được quy định trong một số văn bản pháp luật như: Nghị định số 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ; Bộ luật Hình sự năm 2016 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Bộ luật Dân sự năm 2015,..


Vận dụng

1. Em hãy tham gia các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức và ghi lại cảm xúc, cách phòng chống bạo lực học đường mà em rút ra qua các hoạt động đó.

- Cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức là: Em cảm thấy vui vì mình đã đóng góp một phần sức lực nhỏ bé khi tham gia vào các hoạt động tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường.

- Cách phòng tránh bạo lực học đường mà em rút ra qua các hoạt động đó là:

+ Kết bạn với những người bạn tốt, trang bị kiến thức kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường.

+ Tránh kết bạn với người xấu, tỏ thái độ tiêu cực, tụ tập ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường. 

+ Khi có bạo lựa học đường, ta nên thông báo cho giáo viên, cha mẹ, người lớn.

2. Em hãy thiết kế một khẩu hiệu hoặc vẽ một bức tranh để tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường và thuyết minh về sản phẩm đó.

Tranh tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường

Tóm tắt Lý thuyết GDCD 7 Bài 7 ngắn nhất Kết nối tri thức

Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai. 

A. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau.

B. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra.

C. Bạo lực học đường chỉ gây ra tác hại về sức khỏe thể chất.

D. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành

Câu 2: Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là gì?

A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

B. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.

C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.

D. Tác động từ các game có tính bạo lực.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường?

A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân

B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập.

C. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiến an toàn.

D. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kĩ luật.

Câu 4: Việc phòng, chống bao lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

A. Bộ luật hình sự năm 2015.

B. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

C. Bộ luật lao động năm 2020.

D. Bộ luật tố tụng hình dân năm 2015.

Câu 5: Để phòng tránh bạo lực học đường, chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Kết bạn với những người bạn tốt.

B. Giữ im lặng khi bị bạo lực học đường.

C. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực.

D. Tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè.

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết GDCD 7 ngắn gọn Kết nối tri thức

-------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết GDCD 7 Bài 7 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 22/07/2022 - Cập nhật : 02/08/2022
/* */ /* */
/*
*/