logo

Soạn GDCD 7 Bài 4 ngắn nhất trang 18, 19, 20, 21, 22, 23 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn GDCD 7 Bài 4: Giữ chữ tín ngắn gọn, đầy đủ SGK trang 18, 19, 20, 21, 22, 23 bám sát nội dung bộ sách mới Kết nối tri thức. Hi vọng, qua bài viết này các em học sinh có thể nắm vững nội dung bài và hiểu bài tốt hơn.

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết GDCD 7 Bài 4 ngắn nhất Kết nối tri thức


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 18 SGK GDCD 7 

Trong cuộc sống, có khi nào em cam kết hoặc người khác cam kết với em một điều gì đó mà không thực hiện được chưa? Lúc đó, em cảm thấy thế nào?

Lời giải

- Trong cuộc sống, đã có lần bố mẹ hứa sẽ tặng em một món quà khi em được điểm cao trong kì thi, nhưng vì bận việc nên bố mẹ đã quên mất lời hứa. Khi đó em cảm thấy rất buồn và thất vọng.


Khám phá 


1. Chữ tín và biểu hiện của chữ tín

Trả lời câu hỏi trang 19 SGK GDCD 7 

Em hãy đọc câu chuyện dưới đây và và trả lời câu hỏi:

[SÁCH MỚI] Soạn GDCD 7 Bài 4: Giữ chữ tín - Kết nối tri thức
[SÁCH MỚI] Soạn GDCD 7 Bài 4: Giữ chữ tín - Kết nối tri thức

a) Việc cậu bé cố gắng tìm cách trả lại tiền cho vị đạo diễn đã thể hiện điều gì?

b) Theo em thế nào là chữ tín?

Lời giải

a) Việc cậu bé cố gắng tìm cách trả lại tiền cho vị đạo diễn thể hiện cậu bé là người biết trung thực, thật thà và giữ chữ tín.

b) Theo em, chữ tín là niềm tin của con người đối với nhau. Giữ chữ tín chính là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình và biết giữ lời hứa.

Trả lời câu hỏi trang 20 SGK GDCD 7 

Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:

[SÁCH MỚI] Soạn GDCD 7 Bài 4: Giữ chữ tín - Kết nối tri thức
[SÁCH MỚI] Soạn GDCD 7 Bài 4: Giữ chữ tín - Kết nối tri thức
[SÁCH MỚI] Soạn GDCD 7 Bài 4: Giữ chữ tín - Kết nối tri thức

a) Nêu những biểu hiện của việc giữ chữ tín và không giữ chữ tín trong các bức tranh

b) Hãy kể thêm một số biểu hiện của việc giữ chữ tín và không giữ chữ tín

Lời giải

a)

Tranh 1: Biểu hiện của việc giữ chữ tín: Bố mẹ giữ lời hứa tặng quà khi con đạt danh hiệu Học sinh giỏi. Dù cần tiết kiệm tiền để sửa nhà nhưng vẫn tặng con một chiếc xe đạp mới như đúng lời hứa.

Tranh 2: Biểu hiện của việc giữ chữ tín: Bạn đến đúng hẹn mặc dù trời mưa.

Tranh 3: Biểu hiện của việc không giữ chữ tín: Bạn không làm đúng nhiệm vụ của mình, làm một cách qua loa, dối trá.

Tranh 4: Biểu hiện của việc giữ chữ tín: Bạn Thành đã thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của bản thân vì thế bạn nhận được sự tin tưởng của thầy cô và các bạn bè trong lớp.

b)

- Một số biểu hiện của việc giữ chữ tín

+ Biết sửa sai khi mắc lỗi

+ Nói là làm, trả đồ mượn đúng hẹn, đúng giờ

+ Hoàn thành đúng nhiệm vụ được giao

+ Thực hiện đúng nội quy trường học, nộp bài tập đúng hạn.

- Một số biểu hiện của không giữ chữ tín:

+ Nói dối, che dấu khuyết điểm của bản thân

+ Hứa nhưng không thực hiện

+ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc hoàn thành nhưng làm một cách hời hợt; nhận việc nhưng không làm

+ Không tuân thủ quy định.


2. Ý nghĩa của giữ chữ tín

Trả lời câu hỏi trang 21 SGK GDCD 7 

Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

[SÁCH MỚI] Soạn GDCD 7 Bài 4: Giữ chữ tín - Kết nối tri thức
[SÁCH MỚI] Soạn GDCD 7 Bài 4: Giữ chữ tín - Kết nối tri thức

a) Việc giữ chữ tín đã đem lại điều gì cho công ty ở Nhật Bản

b) Hãy nêu hậu quả của việc không giữ chữ tín. Vì sao chúng ta cần giữ chữ tín?

Lời giải

a) Việc giữ chữ tín đã giúp cho công ty ở Nhật Bản có được sự tôn trọng, tin tưởng của các công ty ở Mỹ. Biết giữ chữ tín là tài sản vô giá trong sự hợp tác giữa các công ty. Nhờ vậy mà công ty ở Mỹ đã quyết định coi công ty ở Nhật Bản là một đối tác thân thiết và hợp tác với công ty ở Nhât Bản trong thời gian dài.

b)

- Việc không giữ chữ tín khiến chúng ta làm mất niềm tin của những người xung quanh và gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ, khó thành công trong công việc và cuộc sống.

- Chúng ta cần giữ chữ tín vì giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người dành cho mình và biết giữ chữ tín sẽ gây dựng được lòng tin, mọi người tin tưởng sẽ dễ dàng giúp đỡ chúng ta trong cuộc sống hơn.


Luyện tập 

Trả lời câu hỏi trang 22 SGK GDCD 7 

Câu 1. Em cùng các bạn chơi trò chơi "Ai nhanh hơn?"

- Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về việc giữ chữ tín. Ai tìm được nhanh và nhiều câu đúng hơn sẽ thắng.

- Chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa của câu ca dao tục ngữ tìm được.

Lời giải

Những câu ca dao, tục ngữ nói về việc giữ chữ tín:

- Câu tục ngữ: Một lần bất tín, vạn lần bất tin

=> Ý nghĩa: nếu một lần bạn không giữ lời hứa thì sau này những người bị bạn thất hứa sẽ không còn tin tưởng lời hứa của bạn nữa.

- Câu ca dao: Nói chín thì phải làm mười/ Nói mười làm chín, kẻ cười người chê.

=> Câu ca dạo này hiểu theo nghĩa đen là: khi mình hứa, mình hẹn, mình nói với người khác thì mình phải làm được nhiều hơn những gì đã nói; còn nếu mình nói, mình hứa với người khác mà làm được ít hơn sẽ bị người khác cười chê. Theo nghĩa bóng: khuyen con người nên chú trọng hành động đúng với những gì đã nói, đã hứa…

- Câu ca dao: Người sao một hẹn thì nên/ Người sao chín hẹn thì quên cả mười.

=> Câu ca dạo này hiểu theo nghĩa đen là: có người chỉ hẹn một lần nhưng thực hiện đúng lời hứa, còn có người hẹn đến chín lần nhưng đều quên hẹn và không thực hiện được lời hứa nào cả. Hiểu theo nghĩa bóng: câu ca dao nhấn mạnh sự trách móc đối với việc không giữ lời hứa.

Trả lời câu hỏi trang 22 SGK GDCD 7 

Câu 2. Em đồng hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Giữ chữ tín là coi trọng niềm tin của mình với tất cả mọi người.

b) Làm tốt công việc mình đã cam kết chính là giữ chữ tín.

c) Để giữ chữ tín, cần phải thực hiện lời hứa trong bất kì hoàn cảnh nào, với bất kì đối tượng nào.

d) Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín, trẻ con chưa cần phải giữ chữ tín.

e) Người thất tín có thể được lợi trước mắt nhưng chịu thiệt hại lâu dài

Lời giải

- Em đồng tình với ý kiến a). Vì giữ chữ tín là coi trọng, giữ gìn niềm tin của tất cả mọi người đối với mình.

- Em đồng tình với ý kiến b). Vì làm tốt công việc như đã cam kết chính một trong những biểu hiện của giữ chữ tín. Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi chúng ta cần thực hiện tốt công việc như bản thân đã cam kết.

- Em đồng tình với ý kiến c). Vì nếu hứa mà không thực hiện được thì không còn là giữ chữ tín nữa. Chúng ta cần giữ lời hứa trong bất kì hoàn cảnh nào, với bất kì đối tượng nào thể hiện ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa đó.

- Em không đồng tình với ý kiến d). Vì tất cả mọi người đều cần phải giữ chữ tín, trẻ con không giữ chữ tín thì lớn lên có thể cũng không biết giữ chữ tín.

- Em đồng tình với ý kiến e). Vì khi đã thất tín thì người bị thất tín sẽ không còn tin tưởng bạn nữa, khi đó sẽ ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của hai người sau này, dù có làm gì cũng sẽ không thể nào lấy lại được niềm tin đã mất.

Trả lời câu hỏi trang 22 SGK GDCD 7 

Câu 3. Trong các trường hợp dưới đây, hành vi nào thể hiện giữ chữ tín, hành vi nào thể hiện không giữ chữ tín? Vì sao?

a) H hẹn đi xem xiếc cùng P nhưng do nhà có việc đột xuất nên không đi được.H gọi điện xin lỗi P và hẹn hôm khác sẽ đi.

b) V hứa sẽ giúp D học tốt môn Tiếng Anh.Tuy bận rộn nhưng V vẫn sắp xếp thời gian để học cùng và hướng dẫn D. Chỉ sau một thời gian ngắn, trình độ Tiếng Anh của D đã tiến bộ.

c) T mượn C quyển truyện và hứa sẽ trả bạn sau một tuần.Nhưng do bận tập văn nghệ để tham gia biểu diễn nên T chưa kịp đọc. T nghĩ " Chắc C đã đọc truyện rồi" nên bạn vẫn giữ lại, bao giờ đọc xong sẽ trả

d) Bà X mở cửa hàng bán thực phẩm sạch. Mặc dù lợi nhuận thấp nhưng bà vẫn vui vì đã góp phần bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Có người khuyên bà nhập thực phẩm không rõ nguồn gốc về bán với danh nghĩa thực phẩm sạch, lợi nhuận sẽ cao hơn rất nhiều nhưng bà nhất quyết không làm theo.

Lời giải

a) H tuy không giữ đúng hẹn đi xem xiếc với V, tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến việc đó là do gia đình H có việc bận đột xuất. Mặt khác, khi biết gia đình có việc bận, H đã chủ động gọi điện xin lỗi với V và hẹn V đi xem xiếc vào hôm khác. Như vậy, hành động của không giữ chữ tín của H có thể thông cảm được và không đáng bị lên án. Mặt khác, việc H gọi điện xin lỗi V nên được khích lệ, vì H đã dũng cảm nhận khuyết điểm của mình.

b) Hành vi của D thể hiện giữ chữ tín. Vì D đã giúp đỡ V đúng như lời hứa và V đã tiến bộ hơn trong việc học.

c) Hành vi của T thể hiện không giữ chữ tín. Vì T đã không trả quyển truyện theo đúng như lời hứa với C.

d) Hành vi của bà X thể hiện giữ chữ tín. Vì bà X đã bán hàng hóa đảm bảo chất lượng đúng như tên cửa hàng mà bà mở bán.

Trả lời câu hỏi trang 23 SGK GDCD 7 

Câu 4. Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn trong các tình huống sau:

a. Ngày thứ Bảy, Y giúp mẹ bán rau. Có khách đến mua rau, họ đã trả tiền và nhờ Y nhặt rau giúp. Nhưng đã cuối ngày mà không thấy người khách quay lại.

b. Bố mẹ hứa sẽ mua đàn cho M nếu bạn đạt danh hiệu Học sinh Giỏi. M cố gắng học và đã đạt được danh hiệu đó. Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, công việc khó khăn, thu nhập giảm nên bố mẹ vẫn chưa mua đàn cho M.

Lời giải

a. Em sẽ khuyên Y đợi cho đến khi cửa hàng đóng cửa, nếu khách hàng vẫn chưa quay lại lấy, Y nên cất túi rau cẩn thận đến ngày hôm sau, nếu khách hàng có đến thì đưa lại cho khách hàng.

b. 

- M là một bạn biết giữ chữ tín khi cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của bản thân để đạt danh hiệu Học sinh giỏi.

- Nếu bạn của là M em khuyên bạn rằng dù bố mẹ đã thất hứa với M nhưng là do hoàn cảnh gia đình nên bố mẹ chưa thể mua được, M có thể đợi bố mẹ thêm một chút thời gian, đến khi tình hình kinh tế của gia đình ổn định hơn.


Vận dụng 

Trả lời câu hỏi trang 23 SGK GDCD 7 

Câu 1. Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên:" Hãy tiết kiệm lời hứa"

Lời giải

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều sẽ có rất nhiều lời hứa dành cho người khác và nhiều lời hứa người khác dành cho mình. Tuy rằng lời hứa vốn dĩ chỉ là một câu nói, và ai cũng có thể dễ dàng nói ra lời hứa. Nhưng lời hứa lại không hề giống những câu nói bình thường khác. Một khi lời hứa được nói ra, nó đã gieo vào lòng người nghe niềm hi vọng và sự tin tưởng. Bởi vậy, khi lời hứa không được thực hiện, mỗi người đều sẽ cảm thấy rất buồn, và niềm tin dành cho nhau sẽ dần dần không còn nữa. Lời hứa tuy không phải tiền, nhưng nó còn quý giá hơn cả tiền, và mỗi chúng ta đều không nên tùy tiện nói ra lời hứa. Vì thế lời hứa cũng cần phải tiết kiệm, mỗi người đều chỉ nên nói ra lời hứa khi bản thân có thể làm được và phải cố gắng hết sức để thực hiện được lời hứa đó.

Trả lời câu hỏi trang 23 SGK GDCD 7 

Câu 2. Cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm về chủ đề "Giữ chữ tín trong học sinh" (Ví dụ: giữ lời hứa, trung thực trong thi cử...) 

Lời giải

Em hãy cùng các bạn xây dựng kịch bản và tự thực hành.

>>> Xem toàn bộ: Soạn GDCD 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn GDCD 7 Bài 4 ngắn nhất trang 18, 19, 20, 21, 22, 23 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 04/07/2022 - Cập nhật : 11/10/2022