logo

Soạn GDCD 7 Bài 9 ngắn nhất trang 50, 51, 52, 53, 54, 55 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn GDCD 7 Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội ngắn gọn, đầy đủ SGK trang 50, 51, 52, 53, 54, 55 bám sát nội dung bộ sách mới Kết nối tri thức. Hi vọng, qua bài viết này các em học sinh có thể nắm vững nội dung bài và hiểu bài tốt hơn.


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 50 SGK GDCD 7 

Theo em, học sinh dễ bị lôi kéo vào những tệ nạn nào nhất?

Lời giải

- Theo em, học sinh dễ bị lôi kéo nhất vào những tệ nạn sau: đua xe, đánh bài, ma túy, nghiện rượi bia, thuốc lá, ….


Khám phá


1. Khái niệm và các loại tệ nạn phổ biến

Trả lời câu hỏi trang 51 SGK GDCD 7 

Em hãy quan sát các tranh và đọc những trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Trả lời câu hỏi GDCD 7 Bài 9 | Soạn GDCD 7 Bài 9 ngắn nhất - KNTT
Trả lời câu hỏi GDCD 7 Bài 9 | Soạn GDCD 7 Bài 9 ngắn nhất - KNTT

a) Nhận xét về hành vi sai trái trong những bức tranh và trường hợp trên. Nêu hậu quả của những hành vi đó.

b) Theo em, tệ nạn xã hội là gì?

c) Hãy kể tên những loại tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay.

Lời giải

Yêu cầu a)

- Trong tranh 1, đây là một hành động nguy hiểm. Hậu quả của việc học sinh đang đi xe bốc đầu là dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm cho bản thân và người khác.

- Trong tranh 2, đây là một hành vi sai trái và đã bị pháp luật cấm. Hậu quả của việc đánh bài ăn tiền là có thể gây nợ nần cho bản thân và gia đình, cũng như làm mất trật tự an toàn xã hội. 

- Trong tranh 3, đây là một tệ nạn xã hội. người đàn ông đang uống rượu. Hậu quả của việc nghiện rượu là thường có xu hướng bạo lực nhiều hơn, ảnh hưởng đến người khác. 

- Trong trường hợp thứ nhất, đây là tệ nạn nghiện ma túy. Hậu quả của việc  tẩm ma túy vào thuốc lào để hút là gây nghiện ma tuý, thường không tỉnh táo, không làm chăm lo gia đình, dẫn đến ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Một số trường hợp “con nghiện” không có tiền chích hút cùng sẽ đi trộm cắp, cướp giật, làm ảnh hưởng đến an ninh xã hội. 

- Trong trường hợp thứ hai, đây là tệ nạn mê tín dị đoan. Hậu quả của việc bà H đã đăng tải những clip mê tín dị đoaiều này làm ảnh hưởng đến tâm lí của mọi người, tạo niềm tin vào những điều không đúng, không chính xác. 

Yêu cầu b) 

Khái niệm: Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật mang tính phổ biến, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. 

Yêu cầu c) 

Những tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay là: ma túy, mại dâm, cờ bạc, nghiện rượu bia, nghiện hút thuốc lá, mê tín dạ đoan, ...


2. Nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội

Trả lời câu hỏi trang 52 SGK GDCD 7 

Em hãy đọc các trường hớp dưới đây và trả lời câu hỏi

Trả lời câu hỏi GDCD 7 Bài 9 | Soạn GDCD 7 Bài 9 ngắn nhất - KNTT

a) Em hãy nêu nguyên nhân, hậu quả của những tệ nạn xa hội trong những trường hợp trên.

b) Kể thêm những hậu quả của tệ nạn xã hội mà em biết theo gợi ý dưới đây:

Tệ nạn xã hội

Hậu quả

Đối với bản thân

Đối với gia đình

Đối với xã hội

       

Lời giải

Yêu cầu a) 

- Trong trường hợp thứ nhất, S đã nghiện ma túy. 

+ Nguyên nhân: S đã dùng thử ma túy do một số thành phần xấu rủ rê, tò mò.

+ Hậu quả: gầy gò, khả năng tập trung kém, xuất hiện ảo giác, dễ bị kích động và sử dụng hung khí làm người khác bị thương. 

- Trong trường hợp thứ hai, bà Y tung tin mình được thánh nhập và có khả năng nhìn thấy tương lai. 

+ Nguyên nhân: bà Y lười biếng, không công việc ổn định. 

+ Hậu quả: nhiều người tin nên đến làm lễ, dẫn đến lãng phí tiền bạc, mất an ninh trật tự…

Yêu cầu b) Những hậu quả của tệ nạn xã hội mà em biết theo gợi ý dưới đây: 

Tệ nạn xã hội

Hậu quả

Đối với bản thân

Đối với gia đình

Đối với xã hội

Cờ bạc Nợ nần, đua đòi Gia đình mất đi nguồn thu nhập, nợ nần Mất an ninh trật tự, bạo lực gia đình gia tăng,…
Mại dâm Dễ mắc phải những bệnh truyền nhiễm  Dễ mắc phải những bệnh truyền nhiễm Mất an ninh trật tự, bạo lực gia đình gia tăng,…
Nghiện rượu, bia

- Ảnh hưởng đến sức khỏe

- Tính cách thay đổi, dễ kích động, nổi nóng,…

- Mất đi nguồn thu nhập 

- Nợ nần

- Bạo lực gia đình

- Mất an ninh trật tự

- Bạo lực gia đình gia tăng


3. Một số quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội

Trả lời câu hỏi trang 53 SGK GDCD 7 

a) Em hãy cho biết hành vi tẩm ma túy vào thuốc lào để hút của các học sinh ở thông tin 1 (mục 1) có vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội không? Vì sao?

b) Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hộiTrả lời:

Lời giải

Yêu cầu a)

- Hành vi tẩm ma túy vào thuốc lào để hút của các học sinh đã vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Vì theo Điều 5, Luật phòng, chống ma túy năm 2021 khi đã sử dụng và tổ chức sử dụng chất ma túy và Điều 255 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hành vi trên bị nghiêm cấm và vi phạm pháp luật.

Yêu cầu b) 

Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội: 

- Pháp luật nghiêm cấm tham gia dưới mọi hình thức các tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm, cờ bạc, mệ tín dị đoan, …

- Hành vi vi phạm quy định ủa pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ bị xử lí theo nhiều hình thức như: cảnh cáo, xử phạt hành chính, phạt từ, …. tùy theo mức độ và tính chất vi phạm.

3. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội

4. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã hội

Trả lời câu hỏi trang 54 SGK GDCD 7 

Em hãy quan sát các tranh dưới đây và trả lời câu hỏi

Trả lời câu hỏi GDCD 7 Bài 9 | Soạn GDCD 7 Bài 9 ngắn nhất - KNTT

a) Trong các bức tranh trên, các bạn đã làm gì để phòng, chống tệ nạn xã hội?

b, Em hãy kể thêm những việc học sinh cần làm để phòng, chống tệ nạn xã hội.

Lời giải

Yêu cầu a) Trong các bức tranh trên, các bạn đã:

- Tham gia các tọa đàm, chuyên đề về để có thêm kiến thức, hiểu biết về phòng, chống tệ nạn xã hội. 

- Tìm hiểu về tác hại, những biện pháp bảo vệ bản thân khỏi tệ nạn xã hội

- Nói “không!” với những lời rủ rê liên quan đến tệ nạn xã hội. 

Yêu cầu b) Những việc học sinh cần làm để phòng, chống tệ nạn xã hội.  

- Học tập, rèn luyện, bổ sung kĩ năng, nâng cao trình độ nhận thức, xây dựng lối sống lành mạnh, giản dị. 

- Tuân thủ và tuyên truyền các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. 

- Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. 

- Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường và địa phương tổ chức.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 55 SGK GDCD 7 

Câu 1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Những người mắc tệ nạn xã hội đều là người xấu.

b) Trẻ em mắc vào tệ nạn xã hội ảnh hưởng không tốt đến tương lai của bản thân.

c) Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiện của riêng cơ quan công an.

Lời giải

- Em không đồng tính với ý kiến a). Bởi vì người mắc tệ nạn xã hội có thể do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Một số người mắc phải tệ nạn xã hội do ảnh hưởng của môi trường gia đình, xã hội hoặc do thiếu kiến thức, kĩ năng. Vì vậy, không thể đồng nhất tất cả những người mắc tệ nạn xã hội đều là người xấu. 

- Em đồng tình với ý kiến b). Hậu quả mà tệ nạn xã hội để lại không chỉ với  bản thân mà còn ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Nếu trẻ em mắc phải tệ nạn xã hội sớm, dễ thấy nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng học tập và lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. 

- Em không đồng tình với ý kiến c). Vì tất cả mọi người đều có trách nhiệm phòng, chống tệ nạn xã hội.   

Câu 2. Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào dưới đây? Vì sao?

a) L rủ các bạn trong lớp cá cược bóng đá ai thua thì sẽ phải bỏ tiền mua đồ ăn sáng cho những người thắng.

b) Bà N dùng kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình.

c) H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói.

Lời giải

a) Em không đồng tình với hành vi của L. Vì đây là biểu hiện của tệ nạn cờ bạc.

b) Em không đồng tình với hành vi của bà N. Vì đây là biểu hiện của tệ nạn ma tuý, ảnh hưởng đến các bạn nhỏ cũng như ảnh hưởng đến xã hội. 

c) Em đồng tình với hành vi của H. Vì đây là hành động đúng đắn, góp phần phòng, chống tệ nạn xã hội mê tín dị đoan. 

Câu 3. Em hãy xử lí các tình huống dưới dây:

a) Thời gian gần đây, trong bản của S có một số trẻ nhỏ bị sốt và nổi ban đỏ trên cơ thể nên người dân vô cùng lo lắng. Thày mo bảo rằng trong bản đang bị nhiều ma quỷ quấy rối và yêu cầu mọi người đóng tiền để làm lễ cúng trừ tà.

b) Gần đây, M thấy anh trai gieo trồng cây lạ trong vườn và chăm sóc rất cẩn thận. M tò mò muốn biết anh trồng cây gì nên nhiều lần gặng hỏi nhưng anh không trả lời, anh chỉ nói rằng những cây đó bán được rất nhiều tiền. Cảm thấy nghi ngờ, M đã lên in-ter-net tìm hiểu và phát hiện những cây mà anh trai đang trồng rất giống cây cần sa - một loại cây dùng để điều chế ma túy.

c) Mồng Hai Tết, S được anh trai dẫn qua một nhà người bạn chơi. Khi đến nơi, S thấy một số người đang tụ tập đánh bài ăn tiền. Anh trai S không mang tiền nên ngỏ ý muốn mượn tiền mừng tuổi của S để chơi cùng mọi người. Anh còn hứa sẽ cho S tất cả sô tiền thắng được.

Nếu là A, M, S trong các tình huống trên, em sẽ xử lí thế nào?

Lời giải

- Tình huống a) Nếu là A, em sẽ:

+ Can ngăn mọi người đóng tiền làm lễ cúng, 

+ Nói cho mọi người hiểu rằng, nổi ban đỏ là do em bé bị bệnh, mọi người nên đưa con đi khám thay vì làm lễ. 

+ Tuyên truyền cho mọi người về những cách phòng, chống tệ nạn xã hội. 

- Tình huống b) Nếu M, em sẽ:

+ Khuyên anh trai không trồng cây cần sa nữa.

+ Em sẽ nói để anh hiểu hơn về những hình phạt có thể gặp phải, đồng thời tuyên truyền cho anh về những cách phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Tình huống c) Nếu là S, em sẽ:

+ Nói với các anh rằng, hành vi đánh bài ăn tiền này bị xếp vào tệ nạn cờ bạc và đã bị pháp luật cấm 

+ Khuyên các anh không chơi và tham gia nữa. 

Câu 4. Em hãy chia sẻ những việc bản thân làm để phòng, chống tệ nạn xã hội?

Lời giải

- Học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dựng lối sống lành mạnh, giản dị. 

- Tuân thủ và tuyên truyền các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. 

- Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. 

- Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương.


Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 55 SGK GDCD 7 

Câu 1. Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn một tiết mục văn nghệ hoặc tiểu phẩm để tham gia hoạt động tuyên truyền, phòng chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.

Lời giải

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Các em có thể tham khảo bài mẫu dưới đây

Tiểu phẩm: Bài học đầu đời

Với sự tham gia của các diễn viên:

- Trà My: Trong vai Chị Hoa - Đội trưởng đội tuyên truyền.

- Hồng Nhung: Trong vai Bà Tuyết - mẹ Chiến.

- Hoàng Anh: Trong vai Anh Long – Công an khu vực.

- Anh Thư: Trong vai Trang – Công an khu vực.

- Minh Đức: Trong vai Chiến - học sinh nghiện ma tuý.

NỘI DUNG

Cảnh 1: Tại nhà bà Tuyết vào 1 buổi chiều

Bà Tuyết: Con ơi, sao con dại dột thế? Mấy ngày qua con đã đi đâu?... (Vừa lau nước mắt vừa nói). 

Hoa: Dạ, cháu chào Bác ạ?

Bà Tuyết: Cô là ...

Hoa: Cháu là Hoa, đội trưởng đội tuyên truyền câu lạc bộ 03 đến tìm bác có chút việc ạ. Sao Bác lại khóc thế?

Bà Tuyết: Cô ơi! Thằng con trai quý tử của tôi nó đã bỏ đi biệt tích cả tháng nay. Tôi đã đi tìm khắp nơi nhưng không thấy. Tôi phải làm sao đây? 

Hoa: Có phải con trai bác là em Chiến đúng không ạ?

Bà Tuyết: Vâng, cháu tên là Chiến, Doãn Minh Chiến. 

Hoa: Em Doãn Minh Chiến đã học xong lớp 7, năm nay 12 tuổi, người cao dong dỏng phải không ạ?

Bà Tuyết: Thôi đúng rồi, đúng là con tôi rồi, may mà cô tìm thấy nó không thì ... 

Hoa: Dạ không bác ạ. Sáng nay đội tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội của chúng cháu phối hợp cùng Công an đã bắt một nhóm thanh niên đang tụ tập tiêm chích ma tuý, trong đó có 1 em tên là Chiến. Bây giờ bác có thể ... (Nói kéo dài).

Bà Tuyết: Này, tôi nói cho nhà cô biết, cô đừng có mượn gió bẻ măng. Cô nói con tôi ngã xe, con tôi trèo cây chết đuối tôi còn tin. Cô bảo nó tiêm chích ma tuý thì không đời nào. Đến tiêm phòng bệnh nó còn chẳng dám nữa là tiêm chích.

Hoa: Cháu cũng mong là như vậy, nhưng tuổi trẻ bồng bột ...

Bà Tuyết: Thôi cô làm ơn đi ra đi! Con trai tôi không bao giờ làm việc ấy cả … (Đẩy Hoa ra cửa)

Hoa: Xin bác hãy bình tĩnh, đi cùng cháu đến đồn công an để tìm cách giải quyết ạ.

Bà Tuyết: Đi theo cô à? Thế khác nào tôi công nhận con tôi nghiện. Mà thôi được rồi, nếu không phải con tôi nghiện thì ... thì … (Nói to) Hồi sau sẽ rõ!

Cảnh 2: Cảnh tại đồn Công an

Long: Anh mong em hãy mau tỉnh ngộ để làm lại từ đầu. Tương lai tươi sáng vẫn đang chờ em ở phía trước.

Chiến: Tương lai tươi sáng ư? Cuộc đời tôi làm gì còn tương lai nữa … 

Trang: Sao em lại nói thế! Tuổi em còn nhỏ nhưng lại dính vào ma tuý - kẻ thù ghê sợ của loài người. Mỗi chúng ta đều phải góp phần tiêu diệt nó mới tìm lại tương lai tươi sáng của cuộc đời em ạ. Em mà như thế này bố mẹ em sẽ rất buồn.

Chiến: Thôi im đi, buồn hay không là chuyện của 2 cụ nhà tôi.

(Hoa và mẹ Chiến đi vào. Chiến thấy mẹ quay mặt đi)

Bà Tuyết: Trời ơi! Chiến ơi! Con tôi ... (Khóc ôm lấy con).

Chiến: Làm ơn buông tôi ra. Bà nhớ cho rằng tôi không liên quan gì tới bà cả.

Bà Tuyết: Các chú ơi, các cô ơi, tôi phải làm sao đây?

Long: Xin bác bình tĩnh lại để chúng ta cùng tìm cách đưa em Chiến đi cai nghiện.

Bà Tuyết: Cai như thế nào? Mà cai ở đâu chứ?

Hoa: Thưa bác hiện nay có 3 hình thức cai nghiện: 

Hình thức 1: Cai nghiện bắt buộc tại trung tâm cấp Tỉnh và Huyện

Hình thức 2: Cai nghiện tại cộng đồng.

Hình thức 3: Cai nghiện tại gia đình.

Theo cháu bác nên cho em Chiến đi cai nghiện bắt buộc tại trung tâm cấp huyện bác ạ.

Chiến: Thôi im đi! Làm gì có trại nào dành cho thằng nghiện như tôi. Đến các người còn không cần đến tôi thì làm gì có anh nhà nước nào cần tôi. Giờ tôi là đời thừa.

Bà mẹ: Chiến, mẹ xin con, nếu con thương mẹ thì con hãy đi đi con.

Trang: Đúng rồi! Em hãy vì bản thân và gia đình em ạ, chị nghĩ ...

Chiến: Không ai phải nghĩ, không tranh cãi nhiều. Tôi nói không là không. 

Hoa: Bố mẹ em chỉ có mình em thôi, họ chỉ dành tình thương cho mình em thôi. Em hãy nhìn những giọt nước mắt của mẹ mà suy nghĩ lại đi.

Trang: Hãy dũng cảm lên em, 1 cánh cửa cũ khép lại và 1 cánh cửa mới đang đón chờ em đấy.

Chiến: (cúi mặt) Mẹ, mẹ hãy tha lỗi cho con, con trót dại.

Bà Tuyết: Bài học đầu đời con nên ghi nhớ. Cũng thật may đã có Đoàn, Đảng giúp đỡ chúng ta. Con cần cai nghiện tốt để khỏi phụ lòng các cô, chú, phụ lòng mẹ ... con nhé.

Chiến: Vâng! Con sẽ cố gắng! Con sẽ làm được, xin mọi người cứ tin con.

(Các cô chú công an và mẹ đến vỗ về, động viên) 

Cảnh 3: Sau 3 năm Chiến cai nghiện thành công

Tại nhà bà Tuyết, 1 buổi chiều:

Bà Tuyết: Thấm thoắt đã 3 năm rồi. Ngày này cách đây 3 năm tôi đang rối bời tâm trí vì lo sợ. Bây giờ con tôi sắp về, nó đã cai nghiện thành công rồi. Con ơi ...

(Giọng vui sướng, đi lại ngóng ra cổng, dọn dẹp nhà ...)

Chiến (Tay sách túi ngập ngừng bước vào nhà. Gọi to kéo dài):  Mẹ ...

Mẹ: Chiến, con đã về thật rồi. Trông con khác quá, cao lớn, trắng trẻo hẳn ra.

Chiến: Con có quà cho mẹ đây. Mẹ sẽ rất vui cho mà xem ... (Chiến lấy trong túi sách ra) Đây là phiếu của các chú quản lý trại nhận xét về con trong quá trình cai nghiện, các chú khen con lắm mẹ ạ.

Mẹ: (Lật tờ giấy xem đi, xem lại): Thế này, các cô chú công an, các anh các chị trong đội tuyên truyền mà biết thì vui lắm đây. Mà các cô chú lát nữa sẽ đến thăm con đấy.

Chiến: Con là 1 thằng vừa rời khỏi trại, họ sẽ coi thường con mất, con không ... (Đang nói dở thì Trang, Long, Hoa xuất hiện).

Trang: Chiến, các anh chị luôn mong ngày em trở về thế mà em lại không muốn gặp các anh là sao?

Long: Các anh chị không chỉ đến hỏi thăm mà muốn em cùng đi tuyên truyền, giúp đỡ mọi người phòng, chống ma tuý nữa.

Bà Tuyết: Đúng rồi, hãy để niềm vui như gia đình mình trở thành niềm vui chung cho những gia đình có hoàn cảnh tương tự con ạ.

Chiến: Liệu có ai tin con không?

Trang: Chỉ cần em còn niềm tin là em sẽ làm được tất cả, anh tin ở em.

Long: Thay mặt đội tuyên truyền, tôi chính thức công nhận thành viên mới của đội: Doãn Minh Chiến.

Câu 2. Em hãy vẽ bức tranh phê phán các tệ nạn xã hội và thuyết minh giới thiệu sản phẩm với cả lớp.

Lời giải

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Các em có thể tham khảo bài mẫu dưới đây

(1) Tranh tuyên truyền về phòng chống ma túy

Trả lời câu hỏi GDCD 7 Bài 9 | Soạn GDCD 7 Bài 9 ngắn nhất - KNTT

(2) Tranh phê phán tệ nạn rượu bia

>>> Xem trọn bộ: Soạn GDCD 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn GDCD 7 Bài 9 ngắn nhất trang 50, 51, 52, 53, 54, 55 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 05/08/2022 - Cập nhật : 11/10/2022