logo

[Sách mới] Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 8 KNTT: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm Sách mới Hóa 10 Bài 8 KNTT: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án đầy đủ và chính xác nhất bám sát Nội dung Sách mới Hóa học 10 Kết nối tri thức.

Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Hóa học 10 Kết nối tri thức


1. Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 8 Kết nối tri thức

Câu 1: Khi xếp các nguyên tố hóa học theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?

A. Số (e) lớp ngoài cùng

B. Độ âm điện

C. Năng lượng ion hóa

D. Số khối

Câu 2: Cho các đại lượng và tính chất sau đây:

a) Khối lượng nguyên tử

b) Bán kính nguyên tử

c) Tính kim loại – tính phi kim

d) Tính acid – base của oxide và hydroxide.

e) Cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng

Số đại lượng và tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 3: Theo định luật tuần hoàn: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó

A. Biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

B. Biến đổi tuần hoàn theo chiều giảm của điện tích hạt nhân.

C. Chỉ biến đổi tuần hoàn trong một chu kì.

D. Chỉ biến đổi tuần hoàn trong một nhóm A.

Câu 4: Nguyên tố sodium (Na) có Z = 11. Sodium là

A. Nguyên tố kim loại.

B. Nguyên tố phi kim.

C. Nguyên tố phóng xạ.

D. Nguyên tố khí hiếm.

Câu 5: Nguyên tố magnesium thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA. Viết cấu hình electron của magnesium.

A. [Ne]3s1.

B. [Ne]3s2.

C. [Ne]4s1.

D. [Ne]4s2.

D. Cl là nguyên tố kim loại.

Câu 6: Nguyên tố phosphorus có Z = 15. Phosphorus là

A. Nguyên tố kim loại.

B. Nguyên tố phi kim.

C. Nguyên tố khí hiếm.

D. Nguyên tố phóng xạ.

Câu 7: Nguyên tố calcium (Ca) thuộc chu kì 4, nhóm IIA. Nguyên tử calcium có

A. 4 lớp electron và có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

B. 2 lớp electron và có 4 electron ở lớp ngoài cùng.

C. 2 lớp electron và có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

D. 4 lớp electron và có 4 electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 8: Nguyên tố sulfur (S) ở ô số 16, nhóm VIA, chu kì 3. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Oxide cao nhất (SO3) là acidic oxide và acid tương ứng H2SO4 là acid yếu.

B. Oxide cao nhất (SO3) là acidic oxide và acid tương ứng H2SO4 là acid trung bình.

C. Oxide cao nhất (SO3) là acidic oxide và acid tương ứng H2SO4 là acid mạnh.

D. Oxide cao nhất (SO3) là basic oxide và acid tương ứng H2SO4 là base mạnh.

Câu 9: Nguyên tố chlorine (Cl) ở ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nguyên tử Cl có 17 proton, 17 electron.

B. Nguyên tử Cl có 3 lớp electron.

C. Nguyên tử Cl có 7 electron lớp ngoài cùng.

Câu 10: Trong bảng tuần hoàn, phosphorus (Z = 15) thuộc

A. Chu kì 3, nhóm IIIA.

B. Chu kì 3, nhóm IVA.

C. Chu kì 3, nhóm VA.

D. Chu kì 4, nhóm VA.

Câu 11: Potassium (Z = 19) là nguyên tố thiết yếu cho thực vật và con người. Vị trí của potassium trong bảng tuần hoàn là:

A. Ô 19, chu kì 3, nhóm IA.

B. Ô 19, chu kì 3, nhóm VA.

C. Ô 19, chu kì 4, nhóm VA.

D. Ô 19, chu kì 4, nhóm IA.

Câu 12: So sánh tính phi kim của P (Z = 15), O (Z = 8) và S (Z = 16) theo chiều tăng dần.

A. P < S < O.

B. P < O < S.

C. O < S < P.

D. O < P < S.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cho biết cấu hình electron nguyên tử.

B. Cấu hình electron nguyên tử quyết định tính chất của các nguyên tố.

C. Có thể dự đoán được tính chất hóa học của các nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn hay cấu hình electron của nó.

D. Số thứ tự nhóm A bằng số lớp electron.

Câu 14: Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử các nguyên tố khi hình thành liên kết hoá học là :

A. Tính kim loại.

B. Tính phi kim.

C. Điện tích hạt nhân.

D. Độ âm điện.

Câu 15: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 29, 37. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các nguyên tố này đều là kim loại nhóm IA.

B. Các nguyên tố này không cùng một chu kì.

C. Thứ tự tính kim loại tang dần: X < Y < Z.

D. Thứ tự tính bazơ tang dần: XOH < YOH < ZOH

Câu 16: Nguyên tố phosphorus (P) có Z = 15. Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của P là

A. Acid mạnh.

B. Scid trung bình.

C. Base mạnh.

D. Base yếu.

Câu 17: Dãy kim loại xếp theo tính kim loại tăng dần là: 

A. Al, Mg, Ca, Rb, K

B. Mg, Ca, Al, K, Rb

C. Al, Mg, Ca, K, Rb

D. Ca, Mg, Al, Rb, K

Câu 18: Trong một chu kì, theo chiều tang dần của điện tích hạt nhân,

A. Bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.

B. Bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.

C. Bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần.

D. Bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần.

Câu 19: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tang dần độ âm điện?

A. Li, Na, C, O, F

B. Na, Li, F, C, O

C. Na, Li, C, O, F

D. Li, Na, F, C, O

Câu 20: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tang dần tính kim loại?

A. Li, Be, Na, K

B. Al, Na, K, Ca

C. Mg, K, Rb, Cs

D. Mg, Na, Rb, Sr

Câu 21: Cho các nguyên tố X, Y, Z với sô hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Các nguyên tố này đều là kim loại mạnh nhất trong chu kì.

B. Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì.

C. Thứ tự tăng dần tính bazơ la X(OH)2 < Y(OH)2 < Z(OH)2.

D. Thứ tự tang dần độ âm điện: X < Y < Z.

Câu 22: Dãy gồm các oxide có tính acid tăng dần là:

A. Cl2O7, SO3, P2O5.

B. P2O5, SO3, Cl2O7

C. SO3, Cl2O7, P2O5.

D. P2O5,Cl2O7, SO3.


2. Soạn Hóa 10 Bài 8 Kết nối tri thức

>>> Soạn Hóa 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 


3. Lý thuyết Hóa 10 Bài 8 Kết nối tri thức

>>> Tóm tắt Lý thuyết Hóa 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 

icon-date
Xuất bản : 12/09/2022 - Cập nhật : 19/09/2022