logo

Quản trị Marketing bao gồm các công việc

icon_facebook

Marketing (hay còn gọi là Tiếp thị) là quá trình tối ưu và tìm hiểu yêu cầu mong muốn của khách hàng, là hoạt động tiếp thị để xác định khả năng sản xuất với giá thành phù hợp. Quản trị marketing bao gồm các công việc theo trình tự là: Phân tích các cơ hội thị trường, phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, thiết lập chiến lược Marketing, hoạch định chương trình Marketing, tổ chức thực hiện và kiểm tra các hoạt động Marketing.


Trắc nghiệm: Quản trị Marketing bao gồm các công việc:

 (1) Phân tích các cơ hội thị trường, 

(2) Thiết lập chiến lược Marketing, 

(3) Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, 

(4) Hoạch định chương trình Marketing, 

(5) Tổ chức thực hiện và kiểm tra các hoạt động Marketing.

Trình tự đúng trong quá trình này là ?

A. (1) (2) (3) (4) (5)

B. (1) (3) (4) (2) (5)

C. (3) (1) (2) (4) (5)

D. (1) (3) (2) (4) (5)

Trả lời: 

Đáp án đúng: D. (1) (3) (2) (4) (5)

Quản trị marketing gồm các công việc theo trình tự là: Phân tích các cơ hội thị trường, phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, thiết lập chiến lược Marketing, hoạch định chương trình Marketing, tổ chức thực hiện và kiểm tra các hoạt động Marketing.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Marketing là gì?

Marketing (hay còn gọi là Tiếp thị) là quá trình tối ưu và tìm hiểu yêu cầu mong muốn của khách hàng, là hoạt động tiếp thị để xác định khả năng sản xuất với giá thành phù hợp. Sau đó sản xuất và bán ra thị trường với chiến lược giá đã đề ra.

Theo Wikipedia, Marketing là lĩnh vực hoạt động hay giao dịch kinh doanh rất rộng lớn, bao gồm các loại như sau:

- Tiếp thị, chiến lược truyền thông

- Phát triển thương hiệu

- Thiết kế

- Định giá

- Nghiên cứu thị trường

- Tâm lý khách hàng

- Định vị khách hàng

- Đo lường hiệu quả

Yếu tố cốt lõi của Marketing chính là sự thấu hiểu những quan tâm và mong muốn của khách hàng để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ. Là cơ sở để phát triển lâu dài trong tương lai.

Để thành công lâu dài, doanh nghiệp phải không ngừng tìm hiểu nhu cầu mong muốn của khách hàng. Từ đó gia tăng giá trị thông qua những cách tiếp cận khác nhau với chủ đề mà khách hàng quan tâm.

Quản trị marketing gồm các công việc theo trình tự là: Phân tích các cơ hội thị trường, phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, thiết lập chiến lược Marketing, hoạch định chương trình Marketing, tổ chức thực hiện và kiểm tra các hoạt động Marketing.

Theo Philip Kotler, giáo sư Marketing nổi tiếng thế giới; “cha đẻ” của marketing hiện đại.

Định nghĩa rằng “Marketing là khoa học và nghệ thuật khám phá, sáng tạo và cung cấp giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu với lợi nhuận. Marketing xác định các nhu cầu và mong muốn chưa được đáp ứng.

Nó xác định, đo lường và định lượng quy mô của thị trường đã xác định và tiềm năng lợi nhuận. Nó xác định phân khúc nào công ty có khả năng phục vụ tốt nhất và nó thiết kế và quảng bá các sản phẩm và dịch vụ phù hợp”.

Quản trị Marketing bao gồm các công việc

>>> Xem thêm: Các quan điểm quản trị marketing


2. Vì sao marketing quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp?

Marketing đóng vai trò trụ cột trong sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu không thực hiện marketing có nghĩa doanh số bán hàng của bạn khó mà cao bằng đối thủ.

a. Giúp khách hàng có thêm thông tin về doanh nghiệp 

Nếu không triển khai khâu marketing, khách hàng khó mà tiếp cận được thông tin của doanh nghiệp. Hay nói chung là tất cả hàng hóa dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp. 

b. Giúp cân bằng tài chính doanh nghiệp

Marketing là một cuộc chơi dài hơi và tốn kém, các nền tảng marketing hiện đại ngày càng ngốn nhiều ngân sách quảng cáo hơn. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc ứng dụng marketing đúng cách sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Không những vậy, marketing còn giúp cho các doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp lớn hơn.

c. Tăng sự tương tác

- Sự tương tác của khách hàng ngày nay được coi là thước đo cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Điểm này càng đúng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Marketing giải quyết câu hỏi làm sao để giữ chân khách hàng trước khi họ bước ra khỏi cửa hàng, hoặc làm sao để lấy được số điện thoại của khách hàng trước khi họ thoát khỏi trang web hay một trang mạng xã hội của doanh nghiệp.

- Người tiêu dùng tương tác với doanh nghiệp càng nhiều thì niềm tin của họ với doanh nghiệp càng gia tăng, và từ đó họ sẽ có thể trở thành khách hàng lý tưởng trong tương lai.

d. Làm marketing giúp nâng cao doanh số bán hàng 

- Mọi hoạt động kinh doanh đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao lợi nhuận. Muốn làm được điều đó, doanh số bán hàng đương nhiên cần phải cao.

- Các hoạt động marketing là giải pháp hiệu quả nhất để để khách hàng biết đến sản phẩm nhiều hơn.

Quản trị Marketing bao gồm các công việc

- Giờ đây đã qua rồi cái thời cứ sản phẩm tốt là bán được hàng. Tư duy tiếp thị theo hướng “Hữu xạ tự nhiên hương” không còn phù hợp trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

- Ngày nay nếu muốn bán được nhiều hàng, doanh nghiệp phải tích cực quảng bá để khách hàng biết đến chúng.

- Thực thi chiến lược marketing hợp lý có thể giúp doanh số bán hàng của doanh nghiệp của bạn bứt phá nhanh. Từ đó nâng cao lợi nhuận thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững.

e.Tạo dựng một thương hiệu chuyên nghiệp 

- Thương hiệu hay chính là danh tiếng của doanh nghiệp tạo dựng trong suốt quá trình hoạt động. Để xây dựng một thương hiệu mạnh đòi hỏi phải phối hợp nhiều phương pháp trong đó không thể thiếu đi khâu marketing.

- Hoạt động marketing đóng vai trò như khâu truyền dẫn đưa thương hiệu đến gần với khách hàng và giúp họ nhận diện rõ ràng hơn.

- Quá trình xây dựng thương hiệu cần thực hiện không ngừng nghỉ và rất cần có sự hỗ trợ của hoạt động tiếp thị để mở rộng sức lan tỏa.


3. Các loại hình marketing phổ biến

Hiện nay, dù bất cứ nơi đâu, bất cứ doanh nghiệp nào, bất cứ lĩnh vực nào bạn cũng nghe nhắc đến từ Marketing thường xuyên. Đây là top 6 loại hình Marketing được các doanh nghiệp áp dụng thường xuyên mang lại hiệu quả trong kinh doanh như:

a. SEO

- Thế nào là Marketing SEO? Search Engine Optimization ( SEO) là nghiên cứu từ khóa và tối ưu chúng nhằm tăng thứ hạng website của bạn trên google khi người dùng tìm kiếm.

- SEO Marketing được các Marker nghiên cứu từ khóa rất kỹ càng và triển khai bài viết một cách chuẩn SEO để tăng khả năng hiển thị trên top google.

- SEO Marketing là một loại hình Marketing được đánh giá rất hiệu quả và bạn không phải trả tiền để chạy quảng cáo. Tuy nhiên, đối với SEO doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều thời gian, nguồn lực và chi phí cho nó.

- SEO giúp cho doanh nghiệp có được nguồn traffic tự nhiên, bền vững từ những lượt truy cập thật về cho website, tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng, đơn hàng phù hợp với từng doanh nghiệp, từng mảng kinh doanh.

- SEO đóng vai trò rất quan trọng trong Marketing mà doanh nghiệp phải khai thác triệt để khẳng định vị thế trên thị trường.

b. Social Media Marketing

Sử dụng hình thức marketing trên các nền tảng mạng xã hội là cách tuyệt vời để tiếp cận những khách hàng tiềm năng, những người đã dành nhiều thời gian trên các nền tảng truyền thông xã hội. Marketing trên mạng xã hội giúp thương hiệu dễ dàng tương tác với khách hàng và xây dựng mối quan hệ. Bên cạnh đó Social Media Marketing cũng là một hình thức có thể giúp thúc đẩy khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Quản trị Marketing bao gồm các công việc

Các kênh thường được sử dụng trong Social Media Marketing bao gồm:

- Facebook

- LinkedIn

- Instagram

- Twitter

- Snapchat

- Pinterest

- Và đôi khi là Youtube

Social media marketing là tất cả sự kết nối với khán giả hoặc khách hàng của bạn để giúp họ hiểu thương hiệu của bạn hơn. Nó vô cùng có lợi cho sự phát triển kinh doanh của bạn.

c. Marketing truyền thống 

Thuật ngữ marketing truyền thống dùng để chỉ  các hoạt động từ khâu sáng tạo, truyền tải nội dung tiếp thị, phân phối sản phẩm đến tay khách hàng,..Mà không cần đến sự hỗ trợ của nền tảng kỹ thuật số.

Trong đó những hình thức quảng bá hay gặp nhất trong marketing truyền thống phải kể đến như:

- Quảng cáo trên các kênh sóng truyền hình

- Dựng banner tại vị trí trung tâm đông người qua lại 

- Quảng cáo bằng tờ rơi 

- Email marketing ( Tiếp thị qua thư điện tử)

- Telesales (Tiếp thị tư vấn qua đường dây điện thoại)

- Tổ chức các buổi event, diễn thuyết 

- Tài trợ cho chương trình, sự kiện lớn

- Tham gia giới thiệu sản phẩm dịch vụ tại các hội chợ, chương trình triển lãm thương mại quy mô lớn 

Nói chung, một số hình thức quảng cáo nêu trên sẽ tiêu tốn của doanh nghiệp một khoản đầu tư tương đối lớn. Ưu điểm của marketing truyền thống chính là có thể tiếp cận nhanh chóng đến khách hàng địa phương, tạo độ tin cậy,..

Tuy vậy trước sự phát triển của mạng internet và các nền tảng số, tiếp thị truyền thống không còn giữ vị trí độc tôn như trước đây.

icon-date
Xuất bản : 16/05/2022 - Cập nhật : 17/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads