Lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư chính là giá trị do công nhân làm thuê lao động sản sinh ra, vượt quá giá trị sức lao động của họ nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt hết. Lợi nhuận và giá trị thặng dư có sự giống và khác nhau.
Để hiểu rõ hơn về Lợi nhuận, giá trị thặng dư là gì?. Lợi nhuận và giá trị thặng dư có giống nhau không, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé
Lợi nhuận là giá trị thặng dư tìm kiếm được trong kinh doanh, xét về bản chất. Khi lợi nhuận được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng ra. Khi các giá trị ban đầu tham gia vào sản xuất có chủ đích. Nhà kinh doanh tìm cách để bán ra sản phẩm với giá cao hơn giá trị thực tế của sản xuất. Từ đó, phần chênh lệnh được xác định là lợi nhuận của chủ doanh nghiệp tìm kiếm được. Cũng như chính là kết quả hoạt động của toàn bộ tư bản đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư. Khi các chủ thể này gọi tên nó là các lợi ích mà họ tìm kiếm được. Để các giá trị ấy trở thành lợi ích riêng. Nó phản ánh sai lệch bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Khi giá trị thặng dư được sinh ra từ sản xuất nhờ vào sức lao động của công nhân. Thuật ngữ này phủ nhận các giá trị đóng góp trong sức lao động. Để từ đó tôn vinh các giá trị của chủ nghĩa tư bản do nhà tư bản cầm quyền.
Ví dụ: Ta tính lợi nhuận của trang trại nuôi ong. Ta lấy tổng doanh thu của trang trại (giá trị của tất cả số mật ong được bán) trừ đi chi phí (trả cho những chú ong cần mẫn và chi phí mặt bằng làm trang trại) để thu được số tiền trang trại thu được hoặc mất đi trong giai đoạn đó. Dưới đây là sơ lược về cách tính các loại lợi nhuận khác nhau trên một báo cáo kết quả kinh doanh:
Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu - Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận gộp - Chi phí bán hàng – Lương - Lãi từ khoản nợ
Thu nhập ròng = Lợi nhuận trước thuế - Thuế
>>> Xem thêm: Bản chất của lợi nhuận
Giá trị thặng dư chính là giá trị do công nhân làm thuê lao động sản sinh ra vượt quá giá trị sức lao động của họ nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt hết. Đối với hoạt động sản xuất, nhà tư bản phải chi vào tư liệu sản xuất và mua sức lao động. Mục đích khi chi tiền là nhằm thu được một số tiền dôi ra ngoài số tiền mà họ đã chi trong quá trình sản xuất. Số tiền dôi ra chính là giá trị thặng dư.
Như vậy phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm hết được gọi là giá trị thặng dư.
a) Ví dụ giá trị thặng dư
Nhà tư bản thuê thợ may làm việc 8 tiếng để tạo ra sản phẩm với mức giá 100.000đ/ngày. Nhưng trong quá trình sản xuất, giả định trong 4 giờ đầu tiên, người thợ may đã tạo ra lợi nhuận bằng với số tiền được trả. Nhưng theo thỏa thuận làm việc 8h/ngày buộc người công nhân phải tiếp tục lao động để tạo ra hàng hóa.
Cuối ngày, giả định người thợ may này đã tạo ra được sản phẩm trị giá 120.000đ. Vậy 20.000đ là phần chênh lệch giữa số tiền mà nhà tư bản chi ra và lợi nhuận mà người thợ may đem lại hay được gọi là giá trị thặng dư.
b) Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư
– Năng suất lao động của người làm thuê: Đây chính là số lượng sản phẩm mà người làm thuê làm ra được trong một khoảng thời gian nhất định.
– Thời gian lao động: Đây là khoảng thời gian mà người làm thuê cần tiêu tốn để có thể tạo ra một số lượng sản phẩm trong điều kiện sản xuất bình thường. Điều kiện sản xuất bình thường tức là những điều kiện cần có để người lao động có thể làm việc ở mức tối thiểu để tạo ra sản phẩm.
– Cường độ lao động: Đây là sự hao phí về trí lực và sức lực của người làm thuê khi làm việc trong một khoảng thời gian nhất định để sản xuất ra sản phẩm.
– Những yếu tố khác:
+ Công nghệ sản xuất
+ Thiết bị, máy móc
+ Vốn đầu tư
+ Trình độ quản lý
- Giống nhau: cả lợi nhuận (p) và giá trị thặng dư (m) đều có chung một nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân.
- Khác nhau: phạm trù giá trị thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chát của nó là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân, còn phạm trù lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư.
Trên đây là một số chia sẻ liên quan đến Lợi nhuận và giá trị thặng dư mà Top lời giải muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Mong rằng bài viết đã cung cấp đến cho bạn những kiến thức hữu ích, giúp bạn học tập tốt hơn.