logo

Hoạch định tác nghiệp là gì?

icon_facebook

Hoạch định tác nghiệp là những hoạch định liên quan đến việc triển khai các chiến lược trong những tình huống cụ thể và trong thời gian ngắn (thường là hằng tháng hay hằng năm).


Câu hỏi: Hoạch định tác nghiệp là gì?

Hoạch định tác nghiệp là những hoạch định liên quan đến việc triển khai các chiến lược trong những tình huống cụ thể và trong thời gian ngắn (thường là hằng tháng hay hằng năm). Nội dung chủ yếu của hoạch định tác nghiệp là định ra chương trình hoạt động ngắn hạn, sử dụng các nguồn lực đã được phân bổ để hoàn thành các nhiệm vụ đã được đề ra.

Hoạch định tác nghiệp có thể mô tả bằng quá trình xác định các kế hoạch cho những hoạt động không lặp lại (chương trình, dự án, ngân sách) và kế hoạch thường xuyên chính sách, thủ tục, qui định).


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Ví dụ về hoạch định tác nghiệp

Ví dụ: Hoạch định tác nghiệp để cải thiện hoạt động của nhà máy sản xuất

Mục tiêu: Cải thiện quy trình làm việc của nhà máy sản xuất

Thời hạn: Thường xuyên, ngắn hạn

Chuẩn bị:

- Nghiên cứu hiệu quả và phương thức hoạt động của các thiết bị, máy móc phục vụ cho công việc sản xuất

- Đào tạo nguồn nhân sự cách thức sử dụng các thiết bị, máy móc mới

Nhiệm vụ:

- Học cách sử dụng máy móc, thiết bị mới

- Tìm ra giải pháp giảm thiểu chất thải sản xuất

- Tìm ra giải pháp giảm thiểu mức độ tồn kho trong nhà máy

- Tìm ra giải pháp cải thiện quy trình liên quan đến xử lý nguyên vật liệu


2. Vai trò của hoạch định trong quản trị doanh nghiệp

- Hoạch định giúp doanh nghiệp định hướng được hướng đi để có những chiến lược, kế hoạch phù hợp trong tương lai.

- Hoạch định giúp đề ra được mục tiêu, phương pháp, cách thức cho các hoạt động của tổ chức.

- Là công cụ thiết yếu trong việc phối hợp, thống nhất sự nỗ lực của các thành viên trong tổ chức, từ đó tạo sự gắn kết thống nhất trong doanh nghiêp.

- Giúp làm giảm được rủi ro trong các hoạt động kinh doanh và tính bất ổn định trong các hoạt động khác của doanh nghiệp.

- Hoạch định đảm bảo được sự hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp trong môi trường luôn thay đổi và hạn chế sự chồng chéo và các hoạt động  lãng phí công việc.

- Hoạch định giúp thiết lập nên những tiêu chuẩn hỗ trợ cho công tác kiểm tra kết quả sau quá trình quản trị.

>>> Xem thêm: Mối quan hệ giữa hoạch định và kiểm soát?


3. Tiến trình hoạch định của doanh nghiệp

Hoạch định tác nghiệp là gì?

Bước 1: Xây dựng sứ mệnh và đề ra các mục tiêu

Việc vạch ra sứ mệnh và mục tiêu là bước đầu tiên cho mọi công tác quản trị, bởi nó sẽ giúp bạn xác định được những vấn đề sau: công ty kinh doanh ngành gì trên những lĩnh vực nào? công ty sẽ cam kết những điều gì? Kết quả công ty cần đạt được là gì?,…

Bước 2: Phân tích môi trường vi mô và vĩ mô

Các hoạt động của doanh nghiệp không chỉ bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên trong công ty mà còn phải chịu sự tác động của môi trường bên ngoài. Vì vậy là một nhà quản trị bạn cần phải xác định được các cơ hội, mối đe dọa có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh việc xác định về môi trường bên ngoài bạn cũng cần phải quan tâm các yếu tố bên trong nội bộ doanh nghiệp để xác định điểm mạnh điểm yếu dựa trên đó làm nền tảng xây dựng chiến lược cho công ty.

Bước 3: Xây dựng và thiết kế chiến lược

Dựa các bước trên đã phân tích bạn sẽ lựa chọn cho doanh nghiệp chiến lược phù hợp nhất để phát triển các hoạt động của công ty.

Bước 4: Chuẩn bị kế hoạch cho các chiến lược

Kế hoạch cho các chiến lược cần được cụ thể, khả thi và có thể đo lường được và phải đảm bảo được các nội dung sau: mục tiêu hướng đến của doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ của công ty, phương thức tiếp cận các đối tượng mục tiêu, sử dụng các chiến thuật phù hợp với năng lực đội ngũ nhân viên,…

Bước 5: Kiểm tra và đánh giá kết quả

Đây là bước để các nhà quản lý có thể giám sát biết được công tác hoạch định cũng như kết quả thực hiện của các chiến lược có thật sự hiệu quả để điều chỉnh, đề xuất biện pháp đưa ra hướng đi tốt nhất cho các hoạt động kinh doanh, marketing và các bộ phận khác trong doanh nghiệp.

Bước 6: Tiếp tục việc hoạch định

Vì hoạch định là một tiến trình liên tục không ngừng nghỉ của doanh nghiệp nên hoạch định cần được thực hiện một cách thường xuyên để luôn đưa ra được những định hướng dự báo tương lai sự phát triển của doanh nghiệp.


4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp

a. Môi trường kinh doanh

Môi trường hay thị trường kinh doanh là yếu tố khách quan hàng đầu dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp.

Các yếu tố như tốc độ tăng trưởng, sự bình ổn của nền kinh tế, giá cả, lạm phát, khách hàng, đối thủ… đều là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

b. Năng lực và kinh nghiệm làm việc

Sự thành công lâu dài của doanh nghiệp đòi hỏi bạn phải tập hợp những tài năng phù hợp để xây dựng thương hiệu của mình. Nhóm của bạn là trụ cột của công ty và một người bị ung thư hoàn toàn có thể làm chệch hướng tiến độ của bạn. Cho dù bạn đang xây dựng một đội ngũ tại chỗ hay một lực lượng lao động từ xa, thì một điều vẫn không đổi - tài năng phù hợp với cùng tầm nhìn sẽ cải thiện đáng kể cơ hội thành công.

Kip Skibicki, người sáng lập Top Notch Threads, hiểu tầm quan trọng của việc tập hợp một đội toàn sao. Skibicki cho biết: “Khi thành lập công ty, tôi không có nhiều mối quan hệ, nhưng tôi cam kết xây dựng một đội ngũ chia sẻ tầm nhìn của mình, cùng với việc sở hữu kinh nghiệm và bí quyết cho từng vai trò”.

Xây dựng một doanh nghiệp đòi hỏi một lượng lớn công việc trong giai đoạn khởi nghiệp. Chuyến tàu lượn lên xuống sẽ thú vị hơn nhiều khi cả nhóm sẵn sàng nỗ lực để hoàn thành mục tiêu và đạt được các cột mốc quan trọng cùng nhau.

c. Nguồn lực về con người

Sự thành công của một doanh nghiệp là do công sức của một tập thể đội ngủ cán bộ tạo nên, một tập thể nhân lực với tay nghề cao, trình độ chuyên môn tốt, được đào tạo và bồi dưỡng kĩ lưỡng sẽ góp phần đưa doanh nghiệp đó đến sự thành công.

d. Nguồn lực về tài sản

Một doanh nghiệp có tầm nhìn cao sẽ biết cách để quản lý và kiểm soát nguồn các loại tài sản của doanh nghiệp, quy mô càng lớn đồng nghĩa với việc khối lượng tài sản ngày một tăng. Vì thế, việc quản lý chặt chẻ tài sản của mình cũng góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển của một doanh nghiệp.

e. Một ý tưởng kinh doanh sáng tạo

Nếu bạn muốn sống sót, đặc biệt là trong một ngành công nghiệp cạnh tranh, bạn cần xác định điều gì khiến bạn khác biệt so với các tùy chọn có sẵn khác. Tiếp thị thông minh hoặc chỉ một công nghệ thú vị sẽ không đảm bảo rằng khách hàng mục tiêu của bạn sẽ phải thán phục trước những gì bạn đang cung cấp - bạn phải cung cấp giá trị thực và / hoặc trải nghiệm mới.

đ. Bán hàng

Là một doanh nhân, bạn không ngừng bán tầm nhìn của mình cho các nhân viên, đối tác, nhà đầu tư và cố vấn hiện tại và tương lai”. "Biết cách chào hàng và luyện tập không ngừng. Bạn cần phải tự tin khi thuyết trình trực tiếp, trước hàng trăm người hoặc với các giám đốc điều hành cấp cao."

icon-date
Xuất bản : 16/05/2022 - Cập nhật : 16/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads