logo

Quy luật nào giữ vai trò quyết định đối với sự vận động và phát triển của xã hội

icon_facebook

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một quy luật phổ biến và có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của con người. Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất có mối quan hệ thống nhất và chặt chẽ. Quy luật giữ vai trò quyết định đối với sự vận động và phát triển của xã hội là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.


Trắc nghiệm: Quy luật nào giữ vai trò quyết định đối với sự vận động và phát triển của xã hội:

A. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 

B. Quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

C. Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng dc - Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng 

D. Quy luật đấu tranh giai cấp

Trả lời: 

Đáp án đúng: A. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Quy luật giữ vai trò quyết định đối với sự vận động và phát triển của xã hội là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.


Kiến thức vận dụng trả lời câu hỏi


1. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là gì?

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một quy luật phổ biến và có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của con người. Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất có mối quan hệ thống nhất và chặt chẽ. Đó là quan hệ tương tác giữa hai bộ phận cấu thành trong một chỉnh thể của phương thức sản xuất. Trong đó, lực lượng sản xuất là nội dung vật chất còn quan hệ sản xuất là hình thái xã hội của sự tồn tại, phát triển của phương thức sản xuất.

Quy luật nào giữ vai trò quyết định đối với sự vận động và phát triển của xã hội

2. Đôi nét về phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:

a. Phương thức sản xuất là gì?

Sản xuất vật chất được tiến hành bằng phương thức sản xuất nhất định. Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn nhất định trong lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Phương thức sản xuất đóng vai trò nhất định đối với tất cả mọi mặt trong đời sống kinh tế xã hội. Phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.

b. Lực lượng sản xuất là gì?

Lực lượng sản xuất là mối quan hệ của con người với tự nhiên hình thành trong quá trình sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ khống chế tự nhiên của con người. Đó là kết quả năng lực thực tiễn của con người tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài người.

Trong cấu thành của lực lượng sản xuất, có thể có một vài ý kiến nào đó khác nhau về một số yếu tố khác của lực lượng sản xuất, song suy cho cùng thì chúng đều vật chất hóa thành hai phần chủ yếu là tư liệu sản xuất và lực lượng con người. Trong đó tư liệu sản xuất đóng vai trò là khách thể, còn con người là chủ thể.

Các yếu tố tạo thành lực lượng sản xuất gồm có: tư liệu sản xuất (trong đó công cụ sản xuất là yếu tố phản ánh rõ ràng nhất trình độ chinh phục tự nhiên của con người) và người lao động (trong đó năng lực sáng tạo của người lao động là yếu tố đặc biệt quan trọng).

Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội. Về cấu trúc, lực lượng sản xuất được xem xét trên cả hai mặt, đó là mặt kinh tế – kỹ thuật (tư liệu sản xuất) và mặt kinh tế – xã hội (người lao động). Lực lượng sản xuất chính là sự kết hợp giữa “lao động sống” với “lao động vật hóa” tạo ra sức sản xuất, là toàn bộ những năng lực thực tiễn dùng trong sản xuất của xã hội ở các thời kỳ nhất định. Như vậy, lực lượng sản xuất là một hệ thống gồm các yếu tố (người lao động và tư liệu sản xuất) cùng mối quan hệ (phương thức kết hợp), tạo ra thuộc tính đặc biệt (sức sản xuất) để cải biến giới tự nhiên, sáng tạo ra của cải vật chất theo mục đích của con người. Đây là sự thể hiện năng lực thực tiễn cơ bản nhất – năng lực hoạt động sản xuất vật chất của con người.

>>> Xem thêm: Phân tích quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất


3. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất

Sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất bắt đầu từ sự biến đổi của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất có tính năng động, cách mạng, thường xuyên vận động và phát triển; quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất có tính ổn định tương đối. Trong sự vận động của mâu thuẫn biện chứng đó, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. Cơ sở khách quan quy định sự vận động, phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất là do biện chứng giữa sản xuất và nhu cầu con người; do tính năng động và cách mạng của sự phát triển công cụ lao động; do vai trò của người lao động là chủ thể sáng tạo, là lực lượng sản xuất hàng đầu; do tính kế thừa khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất trong tiến trình lịch sử.

Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất. Lực lượng sản xuất vận động, phát triển không ngừng sẽ mâu thuẫn với tính “đứng im” tương đối của quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất từ chỗ là “hình thức phù hợp”, “tạo địa bàn” phát triển của lực lượng sản xuất trờ thành “xiềng xích” kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đòi hỏi tất yếu của nền sản xuất xã hội là phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất đã phát triển. C.Mác đã nêu tư tưởng về vai trò của sự phát triển lực lượng sản xuất đối với việc thay đổi các quan hệ xã hội: “Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay băng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, các cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”.

Lực lượng sản xuất quyết định sự ra đời của một kiểu quan hệ sản xuất mới trong lịch sử, quyết định đến nội dung và tính chất của quan hệ sản xuất. Con người bằng năng lực nhận thức và thực tiễn, phát hiện và giải quyết mâu thuẫn, thiết lập sự phù hợp mới làm cho quá trình sản xuất phát triển đạt tới một nấc thang cao hơn.

icon-date
Xuất bản : 16/05/2022 - Cập nhật : 17/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads