Marketing hiện đại bao gồm nhiều hình thức, phục vụ những nhu cầu khách hàng đa dạng và khác nhau. Quy trình quản trị Marketing bao gồm các công việc có 5 bước cơ bản bao gồm: Nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường, thiết lập các chiến lược marketing, hoạch định chương trình marketing và tổ chức, triển khai, kiểm soát hoạt động marketing.
Trả lời
Quy trình quản trị Marketing bao gồm 5 bước cơ bản bao gồm:
- Bước 1: Nghiên cứu thị trường.
- Bước 2: Phân khúc thị trường.
- Bước 3: Thiết lập các chiến lược marketing.
- Bước 4: Hoạch định chương trình marketing.
- Bước 5: Tổ chức, triển khai, kiểm soát hoạt động marketing.
Quy trình quản trị Marketing bao gồm 5 bước cơ bản bao gồm:
- Bước 1: Nghiên cứu thị trường.
- Bước 2: Phân khúc thị trường.
- Bước 3: Thiết lập các chiến lược marketing.
- Bước 4: Hoạch định chương trình marketing.
- Bước 5: Tổ chức, triển khai, kiểm soát hoạt động marketing
>>> Xem thêm: Các quan điểm quản trị marketing
Marketing hiện đại bao gồm nhiều hình thức, phục vụ những nhu cầu khách hàng đa dạng và khác nhau. Trong đó có thể chia ra các loại Marketing chính như bên dưới:
a. SEO
- Thế nào là Marketing SEO? Search Engine Optimization ( SEO) là nghiên cứu từ khóa và tối ưu chúng nhằm tăng thứ hạng website của bạn trên google khi người dùng tìm kiếm.
- SEO Marketing được các Marker nghiên cứu từ khóa rất kỹ càng và triển khai bài viết một cách chuẩn SEO để tăng khả năng hiển thị trên top google.
- SEO Marketing là một loại hình Marketing được đánh giá rất hiệu quả và bạn không phải trả tiền để chạy quảng cáo. Tuy nhiên, đối với SEO doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều thời gian, nguồn lực và chi phí cho nó.
- SEO giúp cho doanh nghiệp có được nguồn traffic tự nhiên, bền vững từ những lượt truy cập thật về cho website, tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng, đơn hàng phù hợp với từng doanh nghiệp, từng mảng kinh doanh.
- SEO đóng vai trò rất quan trọng trong Marketing mà doanh nghiệp phải khai thác triệt để khẳng định vị thế trên thị trường.
b. Social Media Marketing
Sử dụng hình thức marketing trên các nền tảng mạng xã hội là cách tuyệt vời để tiếp cận những khách hàng tiềm năng, những người đã dành nhiều thời gian trên các nền tảng truyền thông xã hội. Marketing trên mạng xã hội giúp thương hiệu dễ dàng tương tác với khách hàng và xây dựng mối quan hệ. Bên cạnh đó Social Media Marketing cũng là một hình thức có thể giúp thúc đẩy khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Các kênh thường được sử dụng trong Social Media Marketing bao gồm:
- Snapchat
- Và đôi khi là Youtube
Social media marketing là tất cả sự kết nối với khán giả hoặc khách hàng của bạn để giúp họ hiểu thương hiệu của bạn hơn. Nó vô cùng có lợi cho sự phát triển kinh doanh của bạn.
c. Marketing truyền thống
Thuật ngữ marketing truyền thống dùng để chỉ các hoạt động từ khâu sáng tạo, truyền tải nội dung tiếp thị, phân phối sản phẩm đến tay khách hàng,..Mà không cần đến sự hỗ trợ của nền tảng kỹ thuật số.
- Trong đó những hình thức quảng bá hay gặp nhất trong marketing truyền thống phải kể đến như:
- Quảng cáo trên các kênh sóng truyền hình
- Dựng banner tại vị trí trung tâm đông người qua lại
- Quảng cáo bằng tờ rơi
- Email marketing ( Tiếp thị qua thư điện tử)
- Telesales (Tiếp thị tư vấn qua đường dây điện thoại)
- Tổ chức các buổi event, diễn thuyết
- Tài trợ cho chương trình, sự kiện lớn
- Tham gia giới thiệu sản phẩm dịch vụ tại các hội chợ, chương trình triển lãm thương mại quy mô lớn
Nói chung, một số hình thức quảng cáo nêu trên sẽ tiêu tốn của doanh nghiệp một khoản đầu tư tương đối lớn. Ưu điểm của marketing truyền thống chính là có thể tiếp cận nhanh chóng đến khách hàng địa phương, tạo độ tin cậy,..
Tuy vậy trước sự phát triển của mạng internet và các nền tảng số, tiếp thị truyền thống không còn giữ vị trí độc tôn như trước đây.
d. Digital Marketing
Trái ngược với Marketing tiếp thị truyền thống, Digital Marketing là giải pháp mang lại nhiều lợi ích và được tận dụng các công nghệ hiện đại để tiếp cận người dùng, người mua sản phẩm dịch vụ chất lượng theo nhiều cách mới. Loại hình Marketing này sử dụng các thiết bị điện tử hoặc Internet.
Doanh nghiệp sẽ tận dụng các kênh kỹ thuật số như công cụ tìm kiếm, mạng xã hội social media, email và các website để kết nối với khách hàng hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó nâng cao uy tín của họ trong mắt khách hàng.
e. Buzz Marketing (marketing tin đồn)
Là một trong những hình thức viral marketing. Buzz có nhiệm vụ dùng những tin đồn để tác động đến đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến.
Buzz Marketing
Chi phí để thực hiện marketing tin đồn thường sẽ không quá nhiều nhưng hiệu quả truyền thông đem lại rất cao. Đồng thời, đây cũng là hình thức marketing kèm theo rất nhiều rủi ro tiềm ẩn nếu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp không được như những gì họ nói.
f. Content Marketing là gì và ưu nhược điểm
Content marketing là gì?
Hiểu nôm na, đây là phương thức thu hẹp khoảng cách giữa thương hiệu và khách hàng thông qua những nội dung hữu ích với người xem đồng thời khẳng định và nhấn mạnh vị thế thương hiệu trong lĩnh vực hoạt động!
Về bản chất, content marketing không hằn là phương thức digital marketing thuần túy bởi lẽ nội dung có thể tồn tại ở bất kỳ đâu, dưới mọi hình dạng. Tuy nhiên trước xu hướng ‘di cư lên nền tảng số’ của thế hệ trẻ, content đang dần dần trở thành miếng ghép quan trọng trong digital marketing!
Nếu thương hiệu là một con người thì content marketing chính là cách thương hiệu giao tiếp và thu hút đối tượng tiềm năng. Mục tiêu chính của content marketing thường là tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng lưu lượng truy cập cho website, tạo lead và giữ chân khách hàng – những người đã, đang thỏa mãn với dịch vụ/ sản phẩm thương hiệu cung cấp!
Ưu nhược điểm của content marketing
Ưu điểm của content marketing là tính hiệu quả cao. Đây đồng thời cũng là nền tảng để doanh nghiệp triển khai nhiều phương thức digital marketing khác (email, social, SEO, thậm chí SEM…). Theo các báo cáo mới nhất:
84% khách hàng kỳ vọng thương hiệu cung cấp những nội dung mang tính giải pháp cho những vấn đề họ đang quan tâm (Meaningful Brands)
Content marketing mang lại lượng lead nhiều gấp 3 các hình thức quảng cáo tìm kiếm (Content Marketing Institute)
Tuy nhiên, nhược điểm của content marketing là khó đánh giá và đo lường hiệu quả. Đó cũng là lý do đôi lúc bạn trở nên khó xử khi lượng tương tác cao đột biến nhưng lại không thấy hiệu quả quá rõ rệt về mặt kinh doanh!
7. Search Engine Marketing
SEM (Search Engine Marketing) có sự khác biệt với SEO. SEM là chiến lược tối ưu quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm, và thường có trả phí. Ngoài ra SEM còn được gọi là hình thức pay-per-click (trả phi trên từng lượt truy cập). Điều này sẽ làm tăng khả năng hiện diện của sản phẩm đến khách hàng.