logo

Các quan điểm quản trị marketing

icon_facebook

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Các quan điểm quản trị marketing” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về Các quan điểm quản trị marketing là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


I. Các quan điểm quản trị marketing

1. Quan điểm quản trị Marketing hướng về sản xuất

Trong Marketing quan điểm quản trị hướng về sản xuất cho rằng: Khách hàng của doanh nghiệp sẽ ưa thích các sản phẩm của doanh nghiệp mình khi đưa ra một định mức cho giá cả tốt và đó là tiền đề để bán ra rộng rãi hơn. Điều này tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển thêm hơn về quy mô sản xuất và phạm vi phân phối các sản phẩm do liên doanh cung cấp trên thị trường.

Đây là quan điểm sẽ khiến cho chiến lược Marketing của liên doanh thành công khi giá sản phẩm hạ và phong phú hóa các mặt hàng khác nhau trong sản xuất và kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp sẽ đi mạnh vào sản xuất đối với những mặt hàng bán thuận lợi. Điều này trên thực tế chỉ có lợi với các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn tạo ra số lượng hàng hóa nhiều thì giá thành sản phẩm giám, ngoại trừ đó bải có nguồn hàng cung cấp trên thị trường thấp hơn mức nhu cầu của người sử dụng thì mới thành công, đồng thời trên thị trường hiện nay người mua mong muốn mua được sản phẩm này có giá thành hạ thấp.

Trong điều kiện cơ giới hóa hàng loạt, khiến cho doanh nghiệp đẩy mạnh việc sản xuất hàng hóa trong một mặt hàng nào đó khiến cho cung vượt cầu thì quan điểm và chiến lược kinh doanh này khó có thể thành công. 

Các quan điểm quản trị marketing đầy đủ nhất

Ta có thấy lấy ví dụ trong thành công khi áp dụng quan điểm này trong kinh doanh như Trung Quốc, luôn tung ra các sản phẩm hàng tương tự trên thị trường của nhiều nhãn hiệu của người chế tạo, thương hiệu nổi tưởng những giá cả lại hạ thấp vừa với túi tiền của nhiều người dân. Điều này đã đẩy mạnh việc mua hàng Trung Quốc để sử dụng tại Việt Nam của rất nhiều người, đây chính là thành công khi áp dụng quan điểm quản trị Marketing hướng về sản xuất.

Như vậy ta có thấy được rằng quan điểm quản trị Marketing hướng về sản xuất sẽ được áp dụng vào 2 trường hợp khi nhu cầu của người tiêu dùng vượt quá khả năng cung ứng của thị trường và thứ hai là khi giá tiền sản xuất khiến cho giá thành sản phẩm trên thị trường còn cao, và tăng quy mô sản xuất khiến cho giá thành sản phẩm hạ.

2. Quan điểm về hoàn thiện sản phẩm

Khái niệm này cho rằng: 

“Người tiêu dùng sẽ ưa thích những hàng hóa có chất lượng cao, có tính năng sử dụng tốt nhất.” 

Những người lãnh đạo theo quan điểm này thường tập trung vào việc làm ra những sản phẩm cao cấp và không ngừng cải tiến. 

Tuy nhiên, một sản phẩm hàng hóa được coi là hoàn thiện chỉ khi nhà sản xuất đã áp dụng các biện pháp cần thiết để làm cho sản phẩm đó hấp dẫn từ bao bì, mẫu mã đến giá cả hợp lý. Nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến sản phẩm mà không tính đến nhu cầu của khách hàng. Quan điểm này đòi hỏi việc hoàn thiện hàng hóa luôn phải tính đến chu kỳ sống của sản phẩm trong công cuộc cạnh tranh ngày càng ác liệt, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật.

3. Quan điểm hướng về bán hàng

Quan điểm hướng về bán hàng cho rằng khách hàng hay ngần ngại, chần chừ trong việc mua sắm hàng hoá. Do vậy, doanh nghiệp phải nỗ lực thúc đẩy bán hàng thì mới thành công.

Theo quan điểm này doanh nghiệp sản xuất rồi mới lo thúc đẩy tiêu thụ. Để thực hiện theo quan điểm này doanh nghiệp phải đầu tư vào tổ chức các cửa hàng hiện đại và chú trọng tuyển chọn huấn luyện nhân viên bán hàng có kỹ năng thuyết phục giỏi, chú ý đến công cụ quảng cáo, khuyến mãi...

Trong lịch sử, quan điểm này cũng mang lại thành công cho nhiều doanh nghiệp. Và cho tới ngày nay các kỹ thuật bán hàng, khuyến mại vẫn phát huy tác dụng. Tuy nhiên, nó không phải là yếu tố quyết định. Ngày nay, nhiều người vẫn lầm lẫn giữa Marketing và bán hàng. Tuy nhiên, nếu sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu cuả khách hàng thì các nỗ lực nhằm vào bán hàng cũng sẽ là vô ích. Bạn sẽ vô ích khi thuyết phục một thanh niên thời nay mua bộ áo dài the, khăn xếp mặc dù với giá rất rẻ!

Đối với công ty hướng về bán hàng thì nhà quản trị bán hàng trở thành người quan trọng nhất trong công ty, chức năng bán hàng là chức năng quan trọng nhất trong công ty. Họ là người mang lại sự thành công cho công ty. Theo quan điểm này, người bán hàng giỏi có thể bán được mọi thứ hàng hoá, kể cả các hàng hoá mà khách hàng không ưa thích!

4. Quan điểm quản trị Marketing hướng về khách hàng

Một trong các quan điểm quản trị Marketing vượt trội cần để ý đó là quan điểm Marketing tiên tiến hay hướng về khách hàng. Theo qua điểm này: Để có được chìa khóa thành công trong việc kinh doanh, các doanh nghiệp lời yêu cầu được cách xác định chính xác về nhu cầu và mong muốn của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các ưu thế nổi trội của doanh nghiệp so với đối thủ cho khách hàng của doanh nghiệp được thỏa mãn nhu cầu cũng như mong muốn của họ.

Mục tiêu của doanh nghiệp kinh doanh đó là lấy nhu cầu và mong muốn của khách hàng, kết hợp với Marketing để đưa đến sự hài lòng cho khách. Như vậy, bạn có thể thấy được rằng theo quan điểm này thì các nhà quản trị Marketing cho rằng chỉ bán và cung cấp ra cho thị trường các sản phẩm họ cần và họ muốn.

Quan điểm Marketing hướng đến khách hàng được thể hiện thông qua các đặc trưng cơ bản là:

+ Nhằm vào một mục tiêu nhất định trên thị trường

+ Mục tiêu là phải hiểu được mong muốn và nhu cầu của khách hàng

+ Thực hiện các làm việc thông qua các công cụ khác nhau

+ Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng chính là cơ sở để tăng lợi nhuận cho liên doanh.

Như vậy ta có thể thấy được rằng khi hoạt động kinh doanh liên doanh theo quan điểm quản trị Marketing hướng về khách hàng sẽ thay đổi sản phẩm của liên doanh theo nhu cầu khác nhau từng thời điểm của khách hàng và tạo ra lợi thế tốt nhất để phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

5. Quan điểm về trách nhiệm xã hội

Bên cạnh mục tiêu của tổ chức và lợi ích của khách hàng, nhiệm vụ của doanh nghiệp còn là nâng cao nhận thức của người dùng về môi trường, con người,….và cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Khái niệm này xuất phát từ sự nghi ngờ tính chất phù hợp của quan điểm Marketing thuần túy.  Rất nhiều vấn đề nổi cộm phát sinh như ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, dân số tăng nhanh… Bởi vậy, Marketing cần duy trì mối liên kết bền vững giữa người mua, người bán và lợi ích xã hội. 

Đối với nhà quản lý Marketing, việc thấu hiểu ưu nhược điểm của 5 quan điểm trên sẽ giúp lựa chọn chiến lược tiếp thị phù hợp với quy mô, ngân sách của doanh nghiệp. 

icon-date
Xuất bản : 19/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads