Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Các quy luật của cảm giác” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về Các quy luật của cảm giác là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.
Các quy luật của cảm giác bao gồm quy luật ngưỡng giác, quy luật về sự thích ứng của cảm giác và quy luật tác động ảnh hưởng lẫn nhau của cảm giác
Không phải mọi kích thích đều có thể gây ra được cảm giác. Một đốm sáng nhỏ ở quá xa thì không thể trông thấy được hay một âm thanh nhỏ phát ra từ xa cũng không thể nghe thấy. Một kích thích chỉ có thể gây ra được cảm giác khi cường độ của nó đạt tới một giới hạn nhất định. Giới hạn của cường độ kích thích mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác.
Có hai loại ngưỡng cảm giác: ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng cảm giác phía trên.
Ngưỡng cảm giác phía trên: là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn cho ta cảm giác.
Ngưỡng cảm giác phía dưới: là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây cảm giác.
Phạm vi giữa ngưỡng cảm giác phía trên và ngưỡng cảm giác phía dưới là vùng cảm giác được trong đó có một vùng phản ánh tốt nhất.
Ví dụ, ngưỡng phía dưới của thị giác ở người là sóng ánh sáng có bước sóng 390µm, còn ngưỡng phía trên là 780µm. Ngoài hai giới hạn trên là những tia cực tím (tử ngoại) và cực đỏ (hồng ngoại) mà mắt người không nhìn thấy được.
Cường độ kích thích nằm giữa ngưỡng trên và ngưỡng dưới gọi là vùng cảm giác được. Bên cạnh các ngưỡng trên còn có ngưỡng sai biệt.
Ngưỡng sai biệt là mức đô khác biệt tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích để có thể phân biệt sự khác nhau giữa chúng.
Điểm đáng lưu ý ở đây là khi chúng ta nói đến ngưỡng cảm giác là chúng ta đề cập đến đại lượng vật lí, ví dụ như cường độ âm thanh, trọng lượng… còn khi ta nói độ nhạy cảm thì đó lại là “đại lượng” tâm lí. Do không đo được trực tiếp độ nhạy cảm của giác quan nên người ta phải đo nó một cách gián tiếp, thông qua việc đo các kích thích vật lí bên ngoài.
Các cơ quan cảm giác khác nhau có ngưỡng riêng của mình ở các cá nhân khác nhau ngưỡng cảm giác cũng không giống nhau. Nó chịu ảnh hưởng của các điều kiện giáo dục và rèn luyện.
Để đảm bảo cho sự phản ánh được tốt nhất và đảm bảo cho hệ thần kinh khỏi bị huỷ hoại, cảm giác của con người có khả năng thích ứng vơí kích thích. Đó là khả năng thay đổi độ nhạy cảm cho phù hợp vơí cường độ kích thích.
Có nhiều kiểu thích ứng của cảm giác:
a) Cảm giác hòan tòan mất đi khi quá trình kích thích kéo dài
Ví dụ: Ít ai có cảm giác về sức nặng của đồng hồ đeo tay, kính đeo ở mắt, quần áo mặc trên người
b) Khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm.
Ví dụ: Từ chỗ tối bước qua chỗ sáng , phải qua một thời gian đợi cho tính nhạy cảm của khí quan phân tích giảm xuống ta mới phân biệt được các vật chung quanh . Người lái máy bay bị đền chiếu dọi vào mắt ít nhất cũng qua từ 3 đến 6 giây mới giảm được sự nhạy cảm để nhìn rõ con số trên đồng hồ
c) Khi cường độ kích thích giảm thì độ nhạy cảm tăng
Ví dụ : Từ nơi sáng bước vào bóng tối. Hai bàn tay, một ngâm vào nước nóng, một ngâm vào nước lạnh sau đó nhúng cả hai vào chậu nước bình thường thì bàn tay ngâm ở châu nước cảm thấy nước ở chậu lạnh hơn so với bàn tay kia
Mức độ thích ứng của các loại cảm giác khác nhau là không giống nhau. Khả năng thích ứng của các cảm giác là do rèn luyện
Các cảm giác luôn ảnh hưởng tác động tới nhau, làm đổi khác tính nhạy cảm của nhau. Sự ảnh hưởng tác động diễn ra theo quy luật như sau : Sư kích thích yếu lên một cơ quan nghiên cứu và phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan nghiên cứu và phân tích kia, sự kích thích lẫn cơ quan Phân tích này làm giảm độ nhạy cảm của cơ quan nghiên cứu và phân tích kia .Sự tác động ảnh hưởng hoàn toàn có thể diễn ra đồng thời hay tiếp nối đuôi nhau trên những cảm giác cùng loại hay khác loại .Tương phản chính là hiện tượng kỳ lạ ảnh hưởng tác động qua lại giữa những cảm giác cùng loại. Đó là sự đổi khác cường độ và chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng tác động của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời .Có hai loại tương phản tương phản tiếp nối đuôi nhau và tương phản đồng thời. Tương phản tiếp nối đuôi nhau là tương phản khi hai kích thích tác động ảnh hưởng tiếp nối đuôi nhau nhau lên một cơ quan cảm giác, còn tương phản đồng thời xảy ra khi hai kích thích tác động ảnh hưởng cùng một lúc lên cơ quan cảm giác .Ví dụ : tờ giấy trắng đặt trên nền đen tạo cho ta cảm giác “ trắng hơn ” tờ giấy trắng đặt trên nề xám ( tương phản đồng thời ). Hoặc sau một kích thích lạnh thì một kích thích ấm sẽ có vẻ như nóng hơn ( tương phản tiếp nối đuôi nhau ) .Trong dạy học, sự tương phản thường được sử dụng khi so sánh, hoặc muốn làm điển hình nổi bật một sự vật nào đó trước học viên .
Sự tăng tính nhạy cảm do tác động qua lại của các cảm giác, những như do luyện tập có hệ thống được gọi là sự tăng cảm. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú ý tận dụng sự tăng cảm bằng cách tuân thủ và tạo dựng một chế độ ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh, không khí, … trong lớp học phù hợp cũng như tác động đồng thời lên nhiều giác quan của học sinh.