Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Lưu lượng là gì?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về lưu lượng do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo
- Lưu lượng có thể xem là một đại lượng, một thông số dùng để chỉ mức độ lưu thông của một dạng vật chất vật lý nào đó.
- Có thể hiểu đơn giản:
+ Lưu: Lưu thông
+ Lượng: số lượng, sản lượng…
- Trong thực tế, từ lưu lượng có thể mang một trong những nghĩa như sau:
+ Lưu lượng dòng chảy trong lòng dẫn: là thể tích chất lỏng qua một mặt cắt lòng dẫn trong một đơn vị thời gian.
+ Lưu lượng giao thông là số lượng phương tiện tham gia giao thông tại một vị trí trên tuyến đường nhất định.
+ Trong công nghệ thông tin, lưu lượng thông tin (traffic) là khối lượng các thông báo gởi qua một mạng truyền thông
- Nói đến đo lưu lượng. Từ xa xưa con người đã có nhiều cách để đo tính lưu lượng của chất lỏng rồi.
- Họ dựa trên cơ sở đặc tính vật lý của chất lỏng cần đo, đồng thời kết hợp với các nguyên lý để tạo ra các phương pháp đo khác nhau. Chẳng hạn như:
+ Dựa vào các đặc tính dẫn điện, sóng của chất lỏng
+ Dựa vào nguyên lý chênh lệch áp suất
+ Dựa vào vận tốc của chất lỏng chảy qua một đường ống hay kênh đã biết…
- Việc người dùng đo lưu lượng là hoạt động giúp họ xác định được mật độ lưu lượng chất lỏng chảy qua đường ống đó là bao nhiêu. Cần thời gian bao lâu để chất lỏng đó làm đầy bồn chứa, bể chứa? Thời gian để sử dụng hết chất lỏng chứa trong bể là bao lâu?
- Trên thực tế, việc đo lưu lượng sẽ giúp công ty cấp nước xác định , tính toán được lưu lượng nước cần bổ sung mỗi ngày cho người dùng là bao nhiêu? Từ đó, họ tính được chi phí sử dụng m3 nước hàng tháng của mỗi gia đình hàng tháng.
- Trong vật lý và kỹ thuật, lưu lượng dòng chảy/lưu lượng thể tích (hay tốc độ dòng thể tích, tốc độ của dòng chất lỏng hoặc tốc độ khối) là thể tích chất lỏng trôi qua trong một đơn vị thời gian. Trong hệ đo lường quốc tế (SI), lưu lượng thể tích thường được tính bằng mét khối trên giây. Một đơn vị khác cũng thường được sử dụng khi đo lưu lượng thể tích là centimet khối trên phút tiêu chuẩn.
- Lưu lượng dòng chảy thường được định nghĩa bởi công thức bên dưới. Trong đó, Q là lưu lượng dòng chảy, V là thể tích chất lỏng và t là đơn vị thời gian.
- Ngoài ra, lưu lượng dòng chảy cũng có thể tính bằng công thức này. Trong đó, v là vận tốc dòng chảy và A là tiết diện diện tích véc tơ trên bề mặt Q = v.A
a. Sử dụng lưu lượng kế
Lưu lượng kế là tên gọi chung của các loại thiết bị dùng để đo lưu lượng. Nó bao gồm cả đồng hồ đo lưu lượng, máy đo lưu lượng và các loại cảm biến đo lưu lượng.
- Là thiết bị không thể thiếu để đo lưu lượng của chất khí, chất lỏng, hay hỗn hợp khí-lỏng… trong các ứng dụng công nghiệp như: F&B, dầu mỏ- khí đốt, hóa chất-dược phẩm, …
- Độ chính xác của lưu lượng kế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: áp suất bồn chứa hay đường ống dẫn, nhiệt độ, dạng lưu chất, đặc tính của lưu chất…và cả môi trường đo xung quanh.
b. Sử dụng ống pitot
Đây là thiết bị được người dùng sử dụng nhiều nhất vì có giá thành rẻ. Họ có thể dễ dàng đo được lưu lượng chất lỏng mà không tốn kém nhiều chi phí. Để đo tốc độ dòng chất lỏng, ống pitot sẽ chuyển đổi động năng thành năng lượng điện.
c. Sử dụng đồng hồ đo lưu lượng
- Đồng hồ đo lưu lượng có thể nói là loại phổ biến nhất, phương pháp thông thường nhất để đo lưu lượng. Chúng có 2 dạng chính:
+ Đồng hồ hiển thị kim (có loại chứa dầu và không chứa dầu)
+ Đồng hồ hiển thị số
- Dễ thấy nhất là đồng hồ đo nước tại gia đình chúng ta. Chúng là đồng hồ đo lưu lượng. Ngoài ra, trong công nghiệp còn có các biến thể kết hợp giữa cảm biến và đồng hồ lưu lượng để cho ra một thiết bị đo chính xác hơn, nhanh hơn. Phục vụ cho nhu cầu giám sát lưu lượng lưu chất trong quá trình sản xuất.
d. Sử dụng lưu lượng kế tuabin
- Có nhiều thiết kế sản xuất khác nhau của đồng hồ đo lưu lượng tuabin, nhưng nhìn chung chúng đều dựa trên cùng một nguyên tắc đơn giản:
- Nếu một chất lỏng di chuyển qua một đường ống và tác động lên các cánh của tuabin, tuabin sẽ bắt đầu quay và quay. Tốc độ quay được đo để tính lưu lượng.
- Tỉ lệ đầu vào có thể lớn hơn 100: 1 nếu máy đo tua bin được hiệu chuẩn cho một chất lỏng và được sử dụng ở điều kiện không đổi. Độ chính xác có thể tốt hơn +/- 0,1%.
Khi tiến hành đo lưu lượng chất lỏng, người dùng cần lưu ý một số điểm sau:
- Xác định cụ thể kiểu dòng chảy của chất lỏng cần đo (chảy theo tầng hay chảy hỗn hợp…). Bên cạnh đó, người dùng cần xác định tính chất, đặc điểm của chất lỏng có độ đậm đặc, độ nhớt, hướng chảy như thế nào?
- Trên thị trường có nhiều máy đo với các mức giá khác nhau. Người dùng cần chọn được thiết bị đo có độ chính xác cao đảm bảo con số chính xác, tránh có sai số lớn.
- Cần chọn được địa chỉ uy tín để đảm bảo cung cấp những thông tin hữu ích nhất trước khi người dùng chọn mua thiết bị ưng ý. Hiện nay có quá nhiều thiết bị đo với đa dạng chủng loại, hình dáng, kích thước