logo

Phương châm tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 đã đặt dấu chấm hết cho sự xâm lược của thực dân Pháp, xóa sổ hoàn toàn cứ điểm kiên cố bậc nhất của Pháp tại Đông Dương – con nhím Điện Biên Phủ - nơi được mệnh danh là “pháo đài bất khả xâm phạm”. Đó là chiến thắng của nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo tác chiến gắn liền tên tuổi vị tướng huyền thoại – một thiên tài quân sự: Đại tướng Võ Nguyên Giáp với quyết định lịch sử chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”


Câu hỏi: Phương châm tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ?

A. thần tốc, táo bạo, chắc thắng.

B. đánh nhanh, thắng nhanh

C. đánh điểm, diệt viện

D. đánh chắc, tiến chắc

Đáp án đúng: D. Đánh chắc, tiến chắc

Phương châm tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ là Đánh chắc, tiến chắc.


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án D

Tại cuộc họp Đảng ủy Mặt trận sáng ngày 26/01/1954, sau khi thảo luận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết luận: “Để bảo đảm nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc thắng”, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết, và kéo pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới”.

Theo phương châm tác chiến “đánh chắc, tiến chắc”, đảng ủy và bộ chỉ huy chiến dịch đề ra nhiều mặt công tác, trong đó phải kéo pháo ra, sau đó lại kéo vào tập kết ở 6 trận địa, phân tán trên các điểm cao tạo thành một vòng cung 30km bao quanh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Với phương châm tác chiến “đánh chắc, tiến chắc” thì để giành được thắng lợi, chúng ta phải khắc phục rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề tiếp tế đạn dược, lương thực cho hàng vạn chiến sĩ và dân công trong cuộc chiến đấu dài ngày. Hơn nữa, khó khăn lớn nhất là làm công tác tư tưởng đối với bộ đội, bởi lúc này trận địa, thế trận gần như đã bố trí xong, bộ đội đang còn sung sức, tinh thần chiến đấu của bộ đội đang được đẩy lên cao... Khi đưa ra bàn bạc nói đến tinh thần bộ đội Đại tướng Võ Nguyên Giáp có nhấn mạnh: “Tinh thần bộ đội là rất quan trọng, nhưng quyết tâm phải có cơ sở... Hậu cần là điều kiện tiên quyết, nhưng cuối cùng, quyết định là phải có cách đánh đúng”

Phương châm tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Như vậy, Phương châm tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ là Đánh chắc, tiến chắc.

>>> Xem thêm: Ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ


Câu hỏi trắc nghiệm để củng cố kiến thức về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Câu 1. Điện Biên Phủ được tổ chức thành mấy phân khu, có bao nhiêu cứ điểm?

A. 2 phân khu, 45 cứ điểm.

B. 3 phân khu, 49 cứ điểm.

C. 3 phân khu, 59 cứ điểm.

D. 2 phân khu, 49 cứ điểm.

Trả lời: B

Bởi vì: Điện Biên Phủ được tổ chức thành 3 phân khu với 49 cứ điểm.

Câu 2. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam đã

A. Đánh dấu mốc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

B. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp.

C. Buộc Pháp phải ngồi vào đàm phán tại Giơnevơ.

D. Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava của thực dân Pháp.

Trả lời: B

Bởi vì: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp.

Câu 3. Điểm yếu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ do Pháp xây dựng năm 1953 là

A. Nằm ở vùng lòng chảo Điện Biên, bốn bề đều có núi bao quanh, rất thuận lợi cho ta tổ chức tiến công.

B. Nằm xa hậu phương của Pháp, rất dễ cô lập khi đường đổ bộ bị khống chế.

C. Nằm ở địa bàn trọng yếu, cả hai bên đều quyết tâm chiếm giữ.

D. Hệ thống công sự không có địa hình địa vật che chở, rất dễ bị ta tiến công khống chế.

Trả lời: D

Bởi vì: Điểm yếu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ do Pháp xây dựng năm 1953 là hệ thống công sự không có địa hình địa vật che chở, rất dễ bị ta tiến công khống chế.

Câu 4. Nội dung chủ yếu trong bước thứ nhất của Kế hoạch Nava là

A. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc.

B. Tấn công chiến lược ở hai miền Bắc – Nam.

C. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.

D. Phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc – Nam.

Trả lời: C

Bởi vì: Nội dung chủ yếu trong bước thứ nhất của Kế hoạch Nava là phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.

Câu 5. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam?

A. Đập tan kế hoạch Nava và mọi ý đồ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

B. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp.

C. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.

D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước.

Trả lời: D

Bởi vì: Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước không phải là ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam

icon-date
Xuất bản : 04/06/2022 - Cập nhật : 04/06/2022