logo

Phục kích là gì?

Câu trả lời chính xác nhất: Phục kích là một chiến thuật quân sự che giấu lực lượng và tấn công bất ngờ quân đối phương. Các đơn vị phục kích chọn lựa địa điểm để đón đánh quân thù, bố trí lực lượng, che giấu các vị trí và sẵn sàng tấn công khi quân thù di chuyển đến. Đây là chiến thuật gây bất ngờ, về tấn công đây là chiến thuật bị động tại một địa điểm nhưng chủ động trong việc lựa chọn địa điểm cũng như chủ động trong tình huống chiến đấu.

Để hiểu hơn về Phục kích, hãy theo dõi nội dung dưới đây

[CHUẨN NHẤT] Phục kích là gì?

1. Phục kích là gì?

Phục kích là một chiến thuật quân sự che giấu lực lượng và tấn công bất ngờ quân đối phương. Các đơn vị phục kích chọn lựa địa điểm để đón đánh quân thù, bố trí lực lượng, che giấu các vị trí và sẵn sàng tấn công khi quân thù di chuyển đến. Đây là chiến thuật gây bất ngờ, về tấn công đây là chiến thuật bị động tại một địa điểm nhưng chủ động trong việc lựa chọn địa điểm cũng như chủ động trong tình huống chiến đấu.

Mức độ nguy hiểm của phục kích đối với phục kích đơn vị hay phục kích cá nhân, như việc giết một vị tướng địch chẳng hạn, là hình thức bắn tỉa. Một hay nhiều xạ thủ bắn tỉa được bố trí chờ sẵn, có khả năng giết rất nhiều quân địch tại một vị trí che giấu, mà quân đối phương không thể kịp trở tay hay có thể thực hiện phản công.


2.Tình huống phục kích

Chặn đánh: Thu thập thông tin về thói quen và hướng di chuyển thường xuyên của lực lượng tuần tra, hậu cần,... của quân địch. Chặn đánh họ trên tuyến đường giao thông mà lực lượng địch di chuyển. Đây là tình huống chiến đấu và lối đánh yêu thích của các lực lượng quân sự tác chiến loại hình chiến tranh du kích.

Phối hợp trong chiến đấu: Phục kích phối hợp với các hoạt động nghi binh và giả vờ rút lui để dẫn dắt quân địch vào địa điểm có hỏa lực chờ sẵn để khai hỏa.


3. Một số danh sách các trận đánh phục kích

Trận chiến Trebia, năm 218 TCN.

Trận rừng Teutoburg, năm 9 CN.

Trận Banu Thalabah lần thứ nhất, năm 627.

Trận Monongahela, năm 1755.

Cuộc rút lui khỏi Kabul năm 1842.

Trận Bắc Lệ, năm 1884.


4. 5 nguyên tắc quan trọng khi tiến hành phục kích quân đối phương

Tránh sử dụng vũ khí loại “khóa nòng mở”

Các vũ khí loại này thường dễ bị hóc. Và tiếng “click” của súng hóc sẽ khiến đối phương phát hiện ra ta trước khi ta kịp bắn trúng đối phương. Do đó, đòn tấn công trong cuộc phục kích nên bắt đầu bằng một súng trường tiêu chuẩn (bắn theo chế độ khóa nòng đóng – tức là đạn đã ở sẵn trong buồng đạn khi chuẩn bị bắn). Không những vậy, người sẽ nổ súng đầu tiên phải giữ cho súng sạch, để hạn chế tối đa nguy cơ hóc súng.

Duy trì kỷ luật về tiếng động

Nếu địch nghe thấy bạn sột soạt trong bụi rậm (mà bạn thì lại không phải là một chú sóc) thì bạn sẽ dễ dàng bị lộ. Phục kích là nhằm tận dụng yếu tố bất ngờ. Nhưng khi bị lộ như vậy, bạn đã đánh mất yếu tố đó. Vậy nên, phải giữ hết sức yên lặng.

Giữ kỷ luật cò súng

Thường thì chỉ huy đơn vị sẽ chỉ định một người bắn trước. Nếu bạn không phải là người được giao nhiệm vụ đó thì tốt nhất bạn nên bỏ ngón tay khỏi cò súng và chờ đợi như vậy đến khi nghe thấy tiếng súng đầu tiên của quân ta.

Tiếng súng mở đầu là mệnh lệnh ngầm cho cả đơn vị cùng nhả đạn.

Bảo đảm mọi quân nhân đều nắm rõ vai trò của mình

Một khi bạn đã vào tới vị trí mai phục, bạn phải giữ yên tĩnh đến đúng “giờ G”. Nếu bạn là chỉ huy, bạn phải bảo đảm mọi người biết rõ nhiệm vụ của mình và vị trí sẽ bắn. Nhờ đó, khi súng đã nổ, bạn sẽ không phải đưa ra nhiều lệnh chỉ huy nữa.

Có kế hoạch rút lui chắc chắn

Phục kích phải diễn ra nhanh chóng. Sau khi đối phương sập bẫy và hứng những đòn đánh mạnh và nhanh khiến chúng mất phương hướng, bạn phải chủ động rút lui nhanh chóng trước khi đối phương gọi được cứu viện. Nếu không, cuộc phục kích ngắn của bạn sẽ chuyển thành một trận đấu súng kéo dài mà về mặt trang thiết bị, bạn chưa sẵn sàng cho điều đó./.

------------------------

Trên đây Top lời giải và bạn đã tìm hiểu những kiến thức liên quan đến phục kích, chúng tôi mong bạn sẽ có những kiến thức thật bổ ích. Chúc bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 04/06/2022 - Cập nhật : 04/06/2022