logo

Phán đoán là gì?

icon_facebook

Trong cuộc sống nhiều lúc chúng ta phải dùng đến sự phán đoán, vậy phán đoán là gì? Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chúng nhé!


Câu hỏi: Phán đoán là gì?

A. Sự phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ của sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, sự phản ánh đó có thể hợp hoặc không phù hợp với bản thân thế giới khách quan.

B. Phán đoán là dựa trên chủ quan đưa ra những ý kiến riêng của mình về sự vật hiện tương

C. Dựa trên các sự vật hiện tượng, những bằng chứng để đưa ra những ý kiến cá nhân của riêng mình

D. Tất cả đáp án đều sai

Trả lời

Đáp án đúng: A. Sự phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ của sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, sự phản ánh đó có thể hợp hoặc không phù hợp với bản thân thế giới khách quan.

Phán đoán là sự phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ của sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, sự phản ánh đó có thể hợp hoặc không phù hợp với bản thân thế giới khách quan.


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A

Phán đoán là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng.

Phán đoán là cách thức liên hệ giữa các khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong ý thức của con người.

Phán đoán là sự phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ của sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, sự phản ánh đó có thể hợp hoặc không phù hợp với bản thân thế giới khách quan. Vì vậy, không phải tất cả mọi phán đoán đều đúng, mỗi phán đoán có thể đúng hoặc sai. Không có phán đoán nào không đúng lại không sai, cũng không có phán đoán nào vừa đúng lại vừa sai.

[ĐÚNG NHẤT] Phán đoán là gì?

- Cấu trúc của phán đoán

Mỗi phán đoán bao gồm hai thành phần cơ bản : Chủ từ và Vị từ.

Chủ từ của phán đoán chỉ đối tượng của tư tưởng.

Ký hiệu: S.

Vị từ của phán đoán là những thuộc tính mà ta gán cho đối tượng. Ký hiệu : P.

Chủ từ và vị từ của phán đoán được gọi là các thuật ngữ của phán đoán. Giữa chủ từ và vị từ là một liên từ làm nhiệm vụ liên kết hai thành phần của phán đoán. Các liên từ thường gặp trong các phán đoán : - là, - không phải là, - không một…, nào là… v.v….

Ví dụ: Trường điện từ là một dạng của vật chất (S là P)

(chủ từ) (liên từ) (vị từ)

- Một số trí thức không phải là giáo viên (S không phải là P)

(chủ từ) (liên từ) (vị từ)


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về phán đoán.

Câu 1: Phán đoán là hình thức cơ bản của ?

A. Tư duy trừu tượng

B. Tư duy phản biện

C. Tư duy chủ quan

D. Tư duy khách quan

Đáp án đúng: A. Tư duy trừu tượng

Giải thích: Phán đoán là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng.

Câu 2: Phán đoán là ?

A. Cách thức liên hệ giữa các khái niệm

B. Phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong ý thức của con người.

C. Cả 2 đáp án đều sai

D. Cả 2 đáp án đều đúng

Đáp án đúng: D. Cả 2 đáp án đều đúng

Giải thích: Phán đoán là cách thức liên hệ giữa các khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong ý thức của con người.

Câu 3: Mỗi phán đoán gồm 02 thành phần cơ bản là:

A. Vị từ và tân từ

B. Chủ từ và vị từ.

C. phán đoán chỉ đối tượng của tư tưởng và phán đoán là những thuộc tính ta gắn cho đối tượng

D. Cả B và C đều đúng

Đáp án đúng:  D. Cả B và C đều đúng

Giải thích: Mỗi phán đoán gồm 02 thành phần cơ bản: Chủ từ và vị từ.

– Chủ từ của phán đoán chỉ đối tượng của tư tưởng

– Vị từ của phán đoán là những thuộc tính ta gắn cho đối tượng

Câu 4: Mọi phán đoán đều :

A. Sai

B. Đúng

C. Có thể đúng hoặc có thể sai

D. Tất cả đáp án đều đúng

Đáp án đúng:  C. Có thể đúng hoặc có thể sai

Giải thích: Mỗi phán đoán có thể đúng hoặc sai. Không có phán đoán nào không đúng lại không sai, cũng không có phán đoán nào vừa đúng lại vừa sai.

Câu 5: Phán đoàn gồm có mấy loại

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án đúng: B. 3

Giải thích: Phán đoán gồm có 3 loại

+ Phân loại phán đoán theo chất

+ Phán đoán theo lượng

+ Phân loại phán đoán theo chất và lượng

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về phán đoán. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt. 

icon-date
Xuất bản : 04/06/2022 - Cập nhật : 04/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads