logo

Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ đâu

icon_facebook

Một trong những thuộc tính cơ bản, quan trọng của pháp luật là tính quy phạm phổ biến, bởi pháp luật được tạo nên chủ yếu là từ các quy phạm pháp luật. Vậy các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ đâu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!


Câu hỏi: Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ đâu

A. Từ con người

B. Từ thực tiễn đời sống xã hội

C. Từ các mối quan hệ xã hội

D. Từ chuẩn mực xã hội

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Từ thực tiễn đời sống xã hội

Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ đâu từ thực tiễn đời sống xã hội


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án B

Quy phạm pháp luật là những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắt buộc chung phải thi hành hay thực hiện đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và được ban hành hoặc thừa nhận bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Quy phạm pháp luật là tế bào, đơn vị cơ bản của pháp luật theo cấu trúc (bao gồm chế định pháp luật, ngành luật và hệ thống pháp luật. Cấu tạo của quy phạm pháp luật gồm ba thành phần là giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên, không nhất thiết phải đầy đủ ba bộ phận trong một quy phạm pháp luật.

Description: Pháp luật là gì?

- Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội, được các cá nhân, các cộng đồng dân cư, các tầng lớp khác nhau trong xã hội chấp nhận, coi là chuẩn mực, là quy tắc xử sự chung.

Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội. Các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư phù hợp với những quy định của pháp luật làm cho xã hội phát triển trong vòng trật tự, ổn định, quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người đều được tôn trọng.

- Quy phạm pháp luật vừa mang những đặc tính của pháp luật vừa có những đặc tính riêng rẽ của mình liên quan đến hình thức và nội dung của nó. Nghiên cứu lí luận về quy phạm pháp luật có ý nghĩa rất lớn không chỉ về mặt lí luận nhận thức mà còn phục vụ rất thiết thực cho các hoạt động thực tiễn pháp lí như xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật được chính xác, khoa học. Ngoài ra, nó còn phục vụ việc nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, tạo kĩ năng sống và làm việc theo pháp luật của các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Vì những lẽ đó mà lí thuyết về quy phạm pháp luật cần được nghiên cứu chi tiết, đầy đủ. 

- Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, quy phạm pháp luật có thể phân chia theo các ngành luật theo:

+ Quy phạm pháp luật hình sự;

+ Quy phạm pháp luật dân sự;

+ Quy phạm pháp luật hành chính,…

- Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật có thể chia thành:

+ Quy phạm pháp luật định nghĩa

+ Quy phạm pháp luật điều chỉnh

+ Quy phạm pháp luật bảo vệ

- Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong quy phạm pháp luật có thể phân chia thành:

+ Quy phạm pháp luật dứt khoát

+ Quy phạm pháp luật không dứt khoát

+ Quy phạm pháp luật tùy nghi

+ Quy phạm pháp luật hướng dẫn

- Căn cứ vào cách thức trình bày quy phạm pháp luật có thể chia thành:

+ Quy phạm pháp luật bắt buộc

+ Quy phạm pháp luật cấm đoán

+ Quy phạm pháp luật cho phép

- Cấu trúc của quy phạm pháp luật bao gồm 3 bộ phận là Giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên, không phải mọi quy phạm pháp luật luôn có đủ 3 bộ phận này.

>>> Xem thêm: Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật?


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về quy phạm pháp luật 

Câu 1: Tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội là: 

A. Quy phạm pháp luật. 

B. Ngành luật.

C. Chế định pháp luật. 

D. Hệ thống pháp luật.

Đáp án đúng: A. Quy phạm pháp luật. 

Giải thích: Tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội là quy phạm pháp luật

Câu 2: Cấu trúc của quy phạm pháp luật bao gồm:

A. 3 Bộ phận

B. 4 Bộ phận

C. 5 Bộ phận

D. 6 Bộ phận

Đáp án đúng: A. 3 Bộ phận

Giải thích: Cấu trúc của quy phạm pháp luật bao gồm 3 bộ phận là Giả định, quy định và chế tài

Câu 3: Tổ chức xác lập và ban hành quy phạm pháp luật là: 

A. Tôn giáo. 

B. Trường học. 

C. Nhà nước. 

D. Tất cả đều đúng

Đáp án đúng: C. Nhà nước

Giải thích: Tổ chức xác lập và ban hành quy phạm pháp luật là Nhà nước

Câu 4: Căn cứ vào cách thức trình bày quy phạm pháp luật có thể chia thành:

A. 3 Loại 

B. 4 Loại

C. 5 Loại

D. 6 loại 

Đáp án đúng: 3 Loại

Giải thích: Căn cứ vào cách thức trình bày quy phạm pháp luật có thể chia thành 3 loại: 

+ Quy phạm pháp luật bắt buộc

+ Quy phạm pháp luật cấm đoán

+ Quy phạm pháp luật cho phép

Câu 5: Quy phạm pháp luật có đặc tính:

A. Khác với pháp luật 

B. Mang những đặc tính của pháp luật

C. Có những đặc tính riêng rẽ của mình liên quan đến hình thức và nội dung của nó

D. Cả B và C đều đúng

Đáp án đúng: D. Cả B và C đều đúng

Giải thích: Quy phạm pháp luật vừa mang những đặc tính của pháp luật vừa có những đặc tính riêng rẽ của mình liên quan đến hình thức và nội dung của nó

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về quy phạm pháp luật. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 04/06/2022 - Cập nhật : 04/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads