logo

Nguyên tắc thống nhất chỉ huy là gì?

Unity of Command là một Nguyên tắc Quản lý, được đưa ra bởi Henry Fayol, trong đó tuyên bố rằng mỗi cấp dưới trong một tổ chức chính thức nên nhận lệnh từ và báo cáo lên cấp trên. Theo nguyên tắc này, sự phục tùng kép hoàn toàn bị bỏ qua, tức là một nhân viên sẽ chịu trách nhiệm trước một giám sát viên, người này lần lượt báo cáo cho người quản lý và chuỗi tiếp tục. Và để hiểu rõ nguyên tắc thống nhất chỉ huy là gì? Mời bạn cùng Top lời giải theo dõi nội dung bài viết dưới đây!


1. Khái niệm nguyên tắc là gì?

Nguyên tắc được hiểu là luận điểm gốc của học thuyết nào đó, tư tưởng chỉ đạo của quy tắc hoạt động hay là niềm tin, quan điểm đối với sự vật và chính quan điểm, niềm tin đó xác định quy tắc hành vi, đồng thời cũng có thể là nguyên lý cấu trúc hoạt động của bộ máy dụng cụ thiết bị nào đó.

Ngoài ra, nguyên tắc có thể là tư tưởng chủ đạo và định hướng cơ bản được thể hiện xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo.

Nguyên tắc của mỗi ngành luật là những tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình xây dựng và áp dụng của ngành luật đó.

Nguyên tắc thống nhất chỉ huy là gì

Ví dụ:

– Một số nguyên tắc liên quan đến quy định của pháp luật như: Nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc suy đoán vô tội;…

– Nguyên tắc không được đi làm muộn do giám độc, người đứng đầu doanh nghiệp đặt ra áp dụng đối với các nhân viên trong công ty;

– Nguyên tắc không được đi học muộn do nhà trường, giáo viên đặt ra đối với học sinh;..

Nguyên tắc thống nhất chỉ huy là gì?

Theo Fayol, nguyên tắc thống nhất chỉ huy là trong bất kỳ công tác gì, “một nhân viên cấp dưới chỉ nhận mệnh lệnh từ một người lãnh đạo”. Fayol cho rằng đó là một nguyên tắc cơ bản, phổ biến, muôn thuở. Trái ngược với nguyên tắc này là nguyên tắc chỉ huy song trùng.

Theo ý kiến của Fayol, nguyên tắc chỉ huy song trùng trên thực tế sẽ có tác dụng phá hoại tổ chức. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đó rất nhiều.

Nguyên nhân thứ nhất, một người lãnh đạo, để tranh thủ thời gian hoặc để ngăn chặn một hành vi sai lầm nào đó, không kinh qua một người lãnh đạo khác, đã trực tiếp hạ lệnh cho cấp dưới.

Nguyên nhân thứ hai, hai người lãnh đạo có địa vị ngang nhau không phân định rõ chức quyền.

Nguyên nhân thứ ba, giới hạn chức trách của hai bộ phận không rõ ràng nhưng cả hai bộ phận đều hạ lệnh cho cấp dưới mà họ tự cho là thuộc hạ của mình.

Nguyên nhân thứ tư, chức năng của các bộ phận trùng nhau cũng có thể dẫn đến tình trạng chỉ huy song trùng. Nếu nguyên tắc này bị vi phạm, do đó dẫn đến chỉ huy song trùng thì sẽ có hại cho uy quyền và kỷ luật, phá hoại trật tự và sự ổn định. Nếu tình trạng đó kéo dài thì xí nghiệp sẽ càng ngày càng suy yếu, thất bại.


2. Đặc điểm của nguyên tắc thống nhất chỉ huy

Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất chỉ huy đòi hỏi mỗi thành viên trong tổ chức chỉ nhận lệnh từ 1 đầu mối và chịu trách nhiệm báo cáo cho 1 nhà quản trị chịu trách nhiệm trực tiếp với mình.

Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng vì nó đảm bảo tính thông suốt và phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp và các bộ phận trong tổ chức. Đồng thời tránh xung đột và hỗn loạn trong tổ chức, giúp quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới tốt hơn cụ thể:

Lý thuyết là như thế, nhưng trên thực tế đây là nguyên tắc khó thực hiện vì các lý do sau:

a. Trong hoạt động phức tạp của doanh nghiệp, trong trường hợp cần sự nhanh chóng và các quyết định nhanh trong tình huống phức tạp, người ta không thể chờ quá trình truyền thông "từng bậc hoặc lớp lang", và trong những tình huống này, rất dễ nảy sinh các trường hợp chỉ đạo vượt cấp hoặc báo cáo vượt cấp.

b. Nhân viên trong trường hợp đặc biệt và tế nhị như đề nghị tăng lương, báo cáo những vấn đề tế nhị của bộ phận thường tìm đến những người cấp cao hơn người quản lý trực tiếp mình để trao đổi. Điều này rất thường xảy ra khi nhân viên hiểu được cấu trúc quyền lực của công ty, đặc biệt đối với những người quản lý trực tiếp thiếu năng lực hoặc không đủ quyền hành để ra quyết định.

c. Mối quan hệ chồng chéo không chỉ trong công việc mà còn ngoài xã hội, điều này đặc biệt đúng trong các công ty nhà nước của Việt Nam khi mà các mối quan hệ ngoài công việc đan xen lẫn nhau. Do đó, thông tin khi truyền đi sẽ rất dễ bị lệch lạc và ngoại tuyến, dẫn đến việc rối loạn thông tin quản trị trong tổ chức.

Như vậy, với các đặc điểm trên Nguyên tắc thống nhất chỉ huy là 1 trong các nguyên tắc quan trọng trong xây dựng cơ cấu tổ chức.

Như vậy, Top lời giải đã giải đáp câu hỏi nguyên tắc thống nhất chỉ huy là gì? và cung cấp kiến thức về nguyên tắc thống nhất chỉ huy. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích trong học tập, chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/06/2022 - Cập nhật : 04/06/2022