logo

Cây hoàng liên là biến dạng của

icon_facebook

Trắc nghiệm: Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy)?

A. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân

B. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau

C. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy

D. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân

Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy)


Kiến thức tham khảo về Gai cây hoàng liên


1. Khái niệm cây hoàng liên

Cây hoàng liên là thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền. Dược liệu này có tác dụng an thần, kháng viêm, khử khuẩn, chống virus. Bệnh nhân có thể dùng với liều lượng 4 – 12g mỗi ngày.

Cây hoàng liên là biến dạng của
Hình ảnh cây hoàng liên

 

Tên khác: Chi liên, vượng thảo, vận liên, xuyên nhã liên, chích đởm chi, cổ dũng liên, thượng thảo

Tên khoa học: Coptis teeta Wall.

Họ: Hoàng liên – Ranunculaceae


2. Một số bài thuốc phổ biến sử dụng cây hoàng liên

Để đạt hiệu quả tốt nhất trong điều trị bệnh, trong một số bài thuốc cần kết hợp hoàng liên với nhiều loại dược thảo khác. Dưới đây là một số bài thuốc được sử dụng phổ biến với cây hoàng liên

Bài thuốc chữa kiết lỵ, tiêu chảy: Sử dụng 12 gam bột hoàng liên đã được tán nhỏ chia thành 3 phần bằng nhau, hòa với nước ấm, có thể cho thêm một chút mật ong để tăng độ thơm ngon, dễ uống. Mỗi ngày uống 3 lần.

Bài thuốc chữa nổi mề đay, làm mờ vết chàm: Chuẩn bị 12 gam mỗi vị: Cây hoàng liên, ngưu bàng tử, hoàng bá, khổ sâm, mộc thông. Kèm với đó là 16 gam mỗi vị: Sinh đọa, mã đề. Chuẩn bị thêm bạch tiễn bì, phục linh, thương truật mỗi vị 8 gam cùng với 4 gam bạc hà. Sắc với khoảng 1 lít nước cho đến khi cạn còn phân nửa chắt lấy nước, chia thành 3 phần uống trong ngày. Sử dụng đều đặn bài thuốc này cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

Bài thuốc an thần, giảm lo âu, mệt mỏi: Chuẩn bị: 20 gam cây hoàng liên, 16 gam xích đan và 10 gam cam thảo. Mang dược liệu tán thành bột mịn rồi lấy một ít rượu trắng đun lên cho nóng, trộn đều rồi vo thành từng viên nhỏ như đậu xanh. Mỗi ngày uống 10 viên, thực hiện kiên trì và đều đặn hàng ngày.

Bài thuốc chữa ra mồ hôi trộm ban đêm: Chuẩn bị cây hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm mỗi vị khoảng 8 – 12 gam, hoàng kỳ 16 – 24 gam, đương quy, thục địa, sinh địa mỗi vị 12 gam cùng táo nhân, long nhãn. Sắc tất cả các dược liệu cùng với nước và uống mỗi ngày 1 thang đến khi khỏi bệnh.

Bài thuốc trị lỵ trực khuẩn, viêm ruột từ cây hoàng liên: Chuẩn bị: 80 gam hoàng liên, 20 gam mộc hương. Mang dược liệu nghiền thành bột mịn và tẩm mật vo thành những viên nhỏ. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 2 – 8 gam dược liệu uống cùng với nước đun sôi để nguội.

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Chuẩn bị: Hoàng liên, trạch tả, hạt dành dành, bối mẫu, mẫu đơn bì mỗi vị 8 gam, 12 gam bạch thược và 6 gam mỗi vị trần bì, ngô thù. Mang tất cả dược liệu trên sắc cùng với 1 lít nước đến khi còn lại 1⁄2 thì lọc bỏ bã rồi chia thành 3 lần uống/ngày. Mỗi ngày uống một thang trong thời gian dài sẽ giúp cho bệnh tình chuyển biến tích cực.

- Cây hoàng liên tuy là dược phẩm ít độc tố nhưng lại có dược tính tương đối mạnh nên được khuyên không nên sử dụng cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Trước khi đưa hoàng liên vào làm vị thuốc sử dụng, người bệnh cần phân biệt chính xác cây hoàng liên để tránh nhầm lẫn với các loại cây khác. Tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tương tác xấu hoặc tương kỵ với các loại thuốc tây.

>>> Xem thêm: Nêu ví dụ các loại thân biến dạng


3. Kiêng kỵ khi sử dụng vị thuốc hoàng liên để chữa bệnh

Chưa một nghiên cứu nào chứng minh rằng hoàng liên chứa độc tính gây hại cho cơ thể người. Tuy nhiên có một vài người sẽ dị ứng với một số thành phần trong cây, xuất hiện các tác dụng phụ như: Dị ứng, ngứa da, mẩn đỏ, vàng da, buồn nôn, chóng mặt… nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc gan hoặc tắc nghẽn túi mật.

Những đối tượng không nên sử dụng loại thảo mộc này bao gồm:

Người bị bệnh thiếu máu.

Phụ nữ sau sinh bị mất ngủ, âm hư khi sử dụng hoàng liên tạo ra tính hàn, ảnh hưởng xấu tới cơ thể.

Không sử dụng hoàng liên cho trẻ em bị thuỷ đậu, tiêu chảy do tỳ vị hư hàn.

Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ cũng nên hạn chế sử dụng các bài thuốc này.

Sử dụng các vị thuốc nam vừa đạt hiệu quả lại không để lại nhiều tác dụng phụ, tuy nhiên người dùng cần lưu ý lựa chọn các nguồn cung cấp thuốc uy tín, tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể khi sử dụng.


4. Sự phân bố của cây Hoàng Liên

Cây mọc ở nơi có độ cao từ 1500 – 1800 m. Cây được tìm thấy ở Trung Quốc, có nhiều ở Tứ Xuyên, Hồ Bắc.

Ở Việt Nam, cây mọc trên dãy Hoàng Liên Sơn.

Cây hoàng liên thích hợp trồng ở nơi ưa lạnh, mát ẩm thấp, nhiệt độ nơi trồng dưới 30oC, đất dễ tháo nước. Nếu trồng cây, có thể bón phân chuồng, phân xanh; đất chua có thể dùng vôi để khử chua.

icon-date
Xuất bản : 04/06/2022 - Cập nhật : 04/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads