Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên:
Hoàng Thị Dung
Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm
Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên:
Hoàng Thị Dung
Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm
Nhằm giúp các em học tốt Ngữ văn lớp 12 sách Kết nối tri thức dưới đây là bài Phân tích nội tâm và hành động của nhân vật Bích Châu trong “Hải khẩu linh từ” hay nhất, ngắn gọn do Toploigiai biên soạn, cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
1. Giới thiệu khái quát nhân vật
Nhân vật Bích Châu
a. Lai lịch
- Nguyễn Cơ – là cung phi triều Trần, con gái nhà quan. Có tiểu tự và Bích Châu
- Dung mạo: tươi tắn
- Tính tình: đứng đắn
- Thông hiểu âm luật
- Là vị phi được vua hết mực yêu quý và đặt tên Phù Dung Nguyễn Cơ
→ Cách mở đầu trực tiếp, ngắn gọn theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại, tạo cảm giác chân thực. Đồng thời cung cấp những thông tin ban đầu để định hướng cách tiếp cận về nhân vật cho người đọc
b. Phẩm chất
- Trong thời gian ngắn có thể đối lại nhà vua một cách sắc sảo, được nhà vua khen ngợi →thông minh, giỏi thơ văn, là một bậc thiên tài kì nữ
- Lời can gián, suy nghĩ và hành động của nàng Bích Châu:
+ Lời can gián: Bích Châu thấy chính sự quốc gia tiếp theo thói tệ thời Hôn Đức nên ngày càng suy kém, bèn viết bài biểu Kê minh thập sách dâng lên.
Khi nhà vua muốn dấy binh thảo phạt Chiêm Thành đang quấy phá bờ cõi, Bích Châu dâng biểu can gián, khuyên vua nên rộng lượng, dừng việc binh đao để dân chúng được yên vui
+ Suy nghĩ: “Nghĩa là vua tôi, ơn là chồng vợ, đã không lấy lòng trung can gián nổi để giữ nền bình trị, lại không khéo lấy lời ngay để ngăn lòng hiếu chiến, thật là sống thừa trong cõi đất trời vậy”
→ Là người có tính cách cương trực, vừa có lòng bao dung, thương yêu dân chúng ghét cảnh chiến tranh; nàng biết suy nghĩ những điều gốc rễ của chính sự quốc gia, lo lắng cho nền trị bình của đất nước
+ Hành động: Gieo mình xuống nước, hi sinh thân mình → Bích Châu là con người quyết liệt, một lòng vì nghĩa vong thân, vì an nguy của đất nước mà dũng cảm hi sinh
- Hiển linh giúp vua thắng trận và việc được lập đền thờ: Nàng Bích Châu hiển linh hai lần trong hai sự kiện “vãng – hoàn” của Lê Thánh Tông
→ Tác giả xây dựng một mẫu hình phụ nữ đặc biệt: trung trinh, kiên định; có trí tuệ sắc sảo và tinh thần trượng nghĩa; có lòng nhân từ khoan hậu và đức hi sinh;…
→ Nhân vật Bích Châu tiêu biểu cho kiểu nhân vật trong truyện truyền kì: Nhân vật có thể có năng lực siêu nhiên, xuất thân kì lạ, diện mạo khác thường, hành tung biến hóa,… nhân vật kì ảo và nhân vật phàm trần đối thoại, tương tác,… với nhau một cách tự nhiên, không có sự cách biệt. Nhân vật được chú trọng xây dựng với những góc cạnh đa dạng, thể hiện dụng ý nghệ thuật
2. Phân tích nội tâm và hành động, nhận xét về nội tâm và hành động
3. Đưa ra đánh giá về cách xây dựng hình tượng nhân vật của tác giả (phẩm chất, đức tính, hình mẫu người phụ nữ)
Ai – ma- tốp đã từng nói: “Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác, cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp”. Trong nền văn học trung đại xưa, có rất nhiều nhà văn, nhà thơ dùng văn chương để nói lên lòng yêu nước, nói về tinh thần dân tộc, về chí làm trai nhưng có rất ít tác phẩm viết về hình tượng người phụ nữ. Bằng tài năng và tấm lòng của mình, Đoàn Thị Điểm xây dựng nhân vật Bích Châu trong truyện “Hải khẩu linh từ” với vẻ đẹp kiêu hãnh, rực rỡ đồng thời là tấm lòng yêu nước, quyết hy sinh vì tự do dân tộc.
Luận điểm 1: Giới thiệu khái quát nhân vật
Bích Châu là biệt danh của Nguyễn Cơ, con gái nhà quan. Nàng không chỉ là một cô gái xinh đẹp, hiền dịu, tài sắc vẹn toàn, “mày ngài, mắt phượng, má đào, môi son”, “dáng người lả lướt, uyển chuyển”. Bích Châu còn là cô gái vô cùng thông minh sắc sảo, cương trực và rất mạnh mẽ. Với tấm lòng yêu nước thương dân, có khả năng lãnh đạo nắm chắc binh pháp và thao lược nàng đã có công giúp vua Trần Duệ Tông dẹp giặc ngoại xâm.
Luận điểm 2: Phân tích nội tâm và hành động, nhận xét về nội tâm và hành động
Đoàn Thị Điểm xây dựng cốt truyện trên những yếu tố kỳ ảo gợi sự thiêng liêng huyền bí, gợi trí tò mò tưởng tượng gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc. Nhân vật Bích Châu với tính cách khá phức tạp, vừa mạnh mẽ quyết đoán vừa dịu dàng nhân hậu. Bích Châu xuất thân từ con gái nhà quan, chính lẽ đó khơi gợi lòng yêu nước, căm thù giặc. Sau khi hy sinh anh dũng, nàng trở về làm vị thần thiêng liêng, luôn âm thầm lặng lẽ giúp đỡ vua trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Bích Châu là một cô gái nhân hậu, nàng đã truyền cho vua tha cho quân Chiêm Thành cho thấy tấm lòng khoan dung, là hình tượng tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam. Không những thế, Bích Châu còn là người mẹ vô cùng cao cả, khi trở về cung điện dưới biển nàng luôn dành thời gian để bù đắp cho con trai của mình trong những năm tháng thiếu vắng mẹ.
Luận điểm 3: Đánh giá về cách xây dựng hình tượng nhân vật của tác giả (phẩm chất, đức tính, hình mẫu người phụ nữ)
“Người phụ nữ là một nửa thế giới”, quả đúng thật hình ảnh người phụ nữ đi vào trong trang văn từ xưa đến nay, họ xuất hiện qua lời ca tiếng hát về tình yêu gia đình, về lòng yêu nước. Đầu tiên là sự nết na, đức hạnh của một người phụ nữ trong gia đình. Người phụ nữ xưa luôn biết cách giữ gìn lễ giáo khuôn phép, cư xử đúng mực, luôn biết giữ gìn những phẩm giá cao đẹp. Bích Châu còn là đại diện cho tấm lòng thủy chung son sắt với lời thề non hẹn biển với người yêu của mình. Người luôn giữ gìn lời thề ấy không thay lòng đổi dạ sẵn sàng hy sinh bảo vệ bản thân mình để bảo vệ tình yêu. Khi đất nước gặp khó khăn, tất cả đều mọi người đều đồng lòng cương trực mạnh mẽ không khuất phục trước cường quyền bạo lực. Họ những người phụ nữ dám đứng lên đấu tranh bảo vệ đất nước bảo vệ độc lập dân tộc. Qua truyện “Hải khẩu linh từ” hình tượng người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp phẩm chất vô cùng cao quý: nết na, đức hạnh, thuỷ chung, son sắt nhưng cũng vô cùng cương trực, mạnh mẽ hiếu thảo, hy sinh vì con cái. Bích Châu- đại diện của những người phụ nữ với những nét đẹp sáng người về cả ngoại hình và phẩm hạnh. Tác giả xây dựng hình mẫu phụ nữ chuẩn mực theo thước đo của thời xưa: công- dung- ngôn- hạnh.
Nhân vật Bích Châu trong “Hải khẩu linh từ” để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc. Không chỉ là một cô gái xinh đẹp dịu dàng, Bích Châu còn được tôn vinh như một vị thần thiêng liêng giúp vua bảo vệ đất nước thể hiện tinh thần dũng cảm mạnh mẽ cương trực của con người Việt Nam. Hình tượng Bích Châu thể hiện niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên và lòng yêu nước. Đồng thời tôn vinh lòng dũng cảm sự quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống dành chống giặc ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc.