logo

Một số dẫn chứng cho bài văn nghị luận văn học về hình ảnh người lính trong kháng chiến

icon_facebook

Nước ta đã từng phải trải qua biết bao cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Trung Quốc, Pháp, Nhật Mỹ để bảo về nền độc lập, hạnh phúc của nước nhà. Để giữ được độc lập, hạnh phúc, tự do ấy chúng ta cũng đã phải hi sinh biết bao sinh mệnh của đồng bào, của những người lính quả cảm, anh dũng, không ngại gian khổ hành quân trèo đèo, vượt suối cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước. Trong các sáng tác văn học, nhiều nhà văn, nhà thơ cũng đã miêu tả lại hình ảnh chặng đường hành quân, công lao cũng như nỗi vất vả, mất mát, đau thương mà người lính đã chịu đựng trong kháng chiến gian lao, nguy hiểm. 


1.Tây Tiến – Quang Dũng

Đọc bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng, ta thấy được chặng đường hành quân gian khổ phải đối mặt với địa hình hoang vu, hiểm trở của của những người lính. 

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trở
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Không chỉ địa hình gập ghềnh, cheo leo, khó khăn mà hành trình của những người lính dũng cảm cũng phải đối mặt với thực tế thiếu lương thực, căn bệnh sốt rét hành hạ, da dẻ xanh xao, đầu trụi cả tóc.

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Nhưng khó khăn đó cũng không thể ngăn bước chân tiến về phía trước của người lính, họ hiên ngang, dũng cảm sẵn sàng đối mặt với thử thách không sợ cái chế đến ngay trước mắt, nguyện dâng cả mạng sống cho quê hương đất nước. Đến cả lúc chết vẫn không có manh chiếu che thân, những câu thơ miêu tả trong Tây Tiến thuật lại hành trình gian lao là thế song hình tượng người chiến sĩ trong thơ Tây Tiến vẫn ánh lên vẻ đẹp oai hùng, hào hoa, thơ mộng trong thơ ca lãng mạn.


2. Đồng chí – Chính Hữu

Khác với hình ảnh người lính trong bút pháp lãng mạn của Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến thì hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu lại được khắc họa dưới ngòi bút hiện thực. Người lính xuất hiện với vẻ đẹp tình đồng chí, tình đồng đội gắn với tình giai cấp mà ở đây chính alf những người nông dân khoác trên mình chiếc áo lính để bảo vệ gia đình, quê hương, đấtt nước. Họ gần gũi với nhau bởi điểm xuất phát là từ một làng quê đói nghèo “Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. Và khi trở thành họ gặp nhau trong tình cảnh thiếu thốn của người lính không khác cảnh nghèo của những người dân cày lầ bao “Áo anh rách vai/Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày”. Cái đồng nhất, giống nhau làm nên cái phi thường đặc biệt – tình đồng chí.  Tình cảm ấy khiến cho họ từ những người xa lạ trở thành tri kỉ, đồng đội kề vai xát cánh đương đầu với khó khăn gian lao, thử thách. 

Một số dẫn chứng cho bài văn nghị luận văn học về hình ảnh người lính trong kháng chiến

3. Lên Cấm Sơn – Thôi Hữu

Hình ảnh người lính trong thơ Thôi Hữu – Lên Cấm Sơn xuất hiện với hình tượng là những người luôn vươn để dành lấy chiến thắng. Chiến thắng hoàn cảnh khó khăn, chiến thắng bệnh tật và chiến thắng cả những kẻ thù đang làm tổn thương đồng bào và đất nước. Sống kham khổ nơi núi rừng hiu quạnh, đầy ắp sự nguy hiểm nhưng họ vẫn luôn vui vẻ, tích cực, đẹp lại ánh sáng, niềm tin và hi vọng cho tất cả mọi người. 


4. Việt Bắc – Tố Hữu

Việt Bắc – một tác phẩm vừa là bản tình ca về cách mạng giữa đoàn cán bộ miền xuôi với nhân dân vùng núi Việt Bắc, vừa là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian lao mà vẻ vang của dân tộc. Nỗi nhớ về những tháng ngày chiến đấu vất vả xuất hiện với hình ảnh những đoàn binh hành quân gian khổ nhưng lại hào hùng thể hiện ý chí, khát vọng chiến thắng đánh đuổi những “vị khách” không mời mà đến. Tình đoàn kết chiến đấu với nhau vượt qua gian khổ “chia ngọt sẻ bùi”, từ núi rừng về với thành thị, người ra đi không khỏi khiến người ở lại bịn rịn, trống trải, bùi ngừi thương nhớ, thương cho số phận, cho tình cảnh nước nhà, nhớ đến những kỉ niệm cùng đồng đội vượt qua thử thách phía trước trên mảnh đất Việt Bắc. Sự hi sinh anh dũng của từng anh hùng chiến sĩ đã khiến biết bao người cảm động, tiếc thương cho tấm chân tình một lòng với quê hương, đất nước ấy.


5. Tiểu đội xe không kính

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.

Đây là hai câu thơ được nhiều người nhớ nhất trong bài thơ Tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Mỗi khi giai điệu thơ vang lên, ta lại thấy được đâu đó bóng hình của những chàng chiến sĩ Trường Sơn luôn nở nụ cười tinh nghịch trên môi, mang theo một tâm thái lạc quan, yêu đời, hưởng thụ, không ngại vất vả, gian lao. Ngồi trên chiếc xe tăng không có kính, những người lính vẫn luôn bình thản, ung dung bởi họ đã quen với chiến trường, quen với tiếng mưa bom vang khắp vùng trời, họ tự tin, hiên ngang, không run sợ, tránh né, dẫu có gặp phải thử thách, hoạn nạn thì các anh vẫn sẽ kiên cường, cố gắng vượt qua, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà mình gánh vác, bởi những người lính của chúng ta chiến đấu vì chính nghĩa, vì đồng bào, quê hương, đất nước, vì một ngày mai tươi sáng không còn vang vọn tiếng súng, tiếng bom, tiếng gào thét thảm khóc, đọng lại chỉ có một bầu trời bình yên, tiếng cười, niềm hạnh phúc và sự tự do của toàn dân tộc.

Qua 5 dẫn chứng về hình ảnh người lính trong các cuộc kháng chiến chống lại những người bạn không mời mà đến, chúng ta phần nào cảm nhận sâu sắc hơn về nỗi vất vả, khó khăn, nguy nan mà dân tộc ta đã phải hứng chịu để rồi ta tự nhận thức về giá trị bên trong bản thân mình – liệu đã xứng đáng với sự hi sinh cao cả ấy của những người lính hay không?

icon-date
Xuất bản : 15/10/2024 - Cập nhật : 15/10/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads