logo

Thuyết minh về tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

icon_facebook

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên:

Hoàng Thị Dung

Học vị:

Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên:

Hoàng Thị Dung

Học vị:

Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm

Dàn ý và bài viết Thuyết minh về tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao được biên soạn nhằm giúp các bạn có thêm những tư liệu tham khảo về tác phẩm "Chí Phèo" và học tốt môn Ngữ văn. 


Dàn ý thuyết minh về tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

1. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm “Chí Phèo” và nhà văn Nam Cao.

2. Thân bài:

- Khái quát về nhà văn Nam Cao

- Bối cảnh sáng tác: Tác phẩm Chí Phèo được nhà văn Nam Cao viết vào năm 1941 với tên gốc là “Cái lò gạch cũ”.

- Tóm tắt nội dung của tác phẩm: Câu chuyện xoay quanh Chí Phèo - một đứa trẻ bị bỏ rơi tại khu lò gạch cũ và được nhặt về nuôi. Cuộc sống trong ngục tù đã biến hắn từ con người hiền lành trở thành con quỷ sống làm cả làng Vũ Đại khiếp sợ. Sau nhiều năm rời xa quê hương, sau bao nhiêu biến cố, hắn đã trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến, hàng ngày kiếm tiền để mua rượu uống, lúc nào cũng say xỉn và chửi rủa. Sự kiện gặp gỡ Thị Nở có thể coi là hi vọng để hắn trở về. Nhưng cuối cùng, hắn nhận ra và tự kết liễu cuộc đời Bá Kiến cũng như chính bản thân mình.

- Khái quát giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

3. Kết luận: Tóm tắt vấn đề và chia sẻ suy nghĩ cá nhân.

Thuyết minh về tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

Thuyết minh về tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

Khi bình về những sáng tác của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Trong các trang truyện của Nam Cao, trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là tâm lí, nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người”. Và Chí Phèo có thể coi là tác phẩm điển hình trong sự nghiệp văn chương của Nam Cao khi đã thể hiện đầy đủ những suy nghĩ, trăn trở của nhà văn trước bi kịch số phận của con người.

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Trí, được biết đến là nhà văn, nhà thơ, nhà báo và đồng thời là chiến sĩ của Cách mạng Việt Nam. Tác giả chính là một trong những nhà văn hiện thực tiêu biểu, có sức ảnh hưởng lớn của văn học nước ta, đóng góp to lớn vào quá trình hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. Xuyên suốt cuộc đời với tư cách người cầm bút, những sáng tác của Nam Cao được đánh giá mang tính hiện thực cao, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc. Ngoài ra, nhà văn còn có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Sống mòn, Tư cách mõ, Một bữa no,…

Chí Phèo là một truyện trong tập truyện đầu tay của Nam Cao viết khoảng năm 1940 -1941 trước tiên lấy tên là “Cái lò gạch cũ”, sau khi in thành sánh mới đổi thành “Đôi lứa xứng đôi”. Cho đến khi in lại tập “Luống cày” của Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội 1946, truyện mới đổi thành Chí Phèo. Truyện ngắn này là dấu mốc sáng chói cho sự nghiệp của Nam Cao. Ông bắt đầu hành trình của mình từ  năm 1936, nhưng chỉ đến thời điểm Chí Phèo ra đời, tên tuổi của ông mới được các độc giả đón nhận một cách nồng nhiệt và ghi nhớ. Không giống với nhiều truyện ngắn cùng đề tài của tác giả, Chí Phèo có phạm vi hiện thực trải ra theo bề rộng không gian và thời gian khi làng Vũ Đại có thể xem như là hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam đương thời.

Ở trong bối cảnh những năm 1940 – 1945, văn đàn đón nhận nhiều sáng tác hay về nông thôn Việt Nam, Chí Phèo vẫn có sức hút riêng, để lại nhiều ấn tượng cho người ham mê văn chương thời ấy đến hiện tại. Nội dung câu chuyện chủ yếu xoay quanh nhân vật Chí Phèo, một đứa trẻ bị bỏ rơi tại khu lò gạch cũ, được người dân làng Vũ Đại chuyền tay nhau nuôi nấng. Trước đó, Chí là một chàng trai thật thà, chất phác và hiền lành. 

Trớ trêu thay, số phận của hắn lại bị trêu đùa, bị Bá Kiến - nhân vật điển hình cho giai cấp thống trị ở xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng, gán tội ném vào tù vì người vợ ba ưng mắt Chí. Cuộc sống trong ngục tù đã biến hắn từ con người hiền lành trở thành con quỷ sống làm cả làng Vũ Đại khiếp sợ. Sau nhiều năm rời xa quê hương, sau bao nhiêu biến cố, hắn đã trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến, hàng ngày kiếm tiền để mua rượu uống, lúc nào cũng say xỉn và chửi rủa. Hắn bắt đầu chửi, hắn chửi trời, chửi đất, chửi đấng sinh thành, cho hắn đến với cuộc đời để chịu bao nhiêu tủi hờn, đau khổ. Những tín hiệu yêu cầu giao tiếp phát đi liên tục đó, đáp lại chỉ là sự im lặng đáng sợ. Những điều này cho thấy hắn đã bị cả làng hắt hủi, loại trừ khỏi xã hội, bị hủy hoại hoàn toàn cả thể xác lẫn tâm hồn. 

Sự kiện gặp gỡ Thị Nở có thể là hi vọng dẫn đường hắn trở về con người khi xưa. Sau một đêm ở cùng Thị, hắn đã được tỉnh rượu, đón nhận bát cháo từ tay của người con gái đó đã khiến cho hắn thèm khát được thiện lương. Tuy nhiên, những khao khát, hi vọng ấy vừa le lói thì bà cô của Thị Nở đã nói những lời cay nghiệt, thậm chí nghe xong, Chí càng uống lại càng tỉnh. Đau đớn, tỉnh táo khiến hắn bắt đầu nhận ra kẻ thù và quyết định kết liễu cuộc đời Bá Kiến, cũng như chính bản thân mình. Cuộc đời Chí Phèo tuy chấm dứt nhưng thông qua hình ảnh cuối truyện, với cái lò gạch cũ đã hiện lên, vẫn cho người đọc cảm thấy lo lắng về vòng lặp vô tận lại bắt đầu.

Đặc sắc của truyện không chỉ thể hiện qua nội dung mà còn ẩn giấu trong những giá trị về nghệ thuật. Từ câu chuyện về người nông dân bị xã hội tàn phá và hủy diệt về tâm hồn, nhân tính, bị phủ nhận giá trị làm người, tác giả đã hướng người đến việc cảm nhận sâu sắc hiện thực khắc nghiệt thời bấy giờ. Nhân vật điển hình được đặt trong một xã hội điển hình để bộc lộ tính cách, số phận của họ nói riêng và cả một lớp người mà nhân vật ấy làm đại diện nói chung. 

Qua truyện ngắn Chí Phèo, người đọc càng thấm thía hơn về số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội cũ: Bị áp bức, bóc lột, bị lợi dụng và hơn hết là bi kịch của con người bị từ chối quyền làm người. Nếu những nhà văn như Kim Lân, Tô Hoài, Ngô Tất Tố…cảm thông và thiếu hiểu những người nông dân bằng cách khắc họa cái đói, cái khổ của họ, thì Nam Cao lại phát hiện bi kịch lớn hơn của con người khi sống trong sự vùi dập, nghèo đói. Bi kịch khi họ đánh mất sự lương thiện, thể xác và tâm hồn đều méo mó như quỷ dữ. Đau đớn thay chính nhân vật lại nhận thức được sự méo mó và tha hóa ấy để rồi chọn cái chết như một sự giải thoát. 

Chí Phèo xứng đáng là một trong những sáng tác vĩ đại nhất của nền văn học dân tộc, có giá trị vượt thời đại. Đây cũng là tác phẩm thể hiện vô cùng rõ nét quan điểm nghệ thuật của Nam cao: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than”. 

Bài làm của bạn Thu Hà - Học viện báo chí và tuyên truyền

icon-date
Xuất bản : 22/10/2024 - Cập nhật : 22/10/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads