logo

Phân tích bài thơ Báo kính cảnh giới 38

Bài thơ Bảo kính cảnh giới bài 38 là một tác phẩm trong tập Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đã thể hiện quan điểm của tác giả về danh lợi và tình yêu với thiên nhiên. Hãy cùng Phân tích bài thơ Báo kính cảnh giới 38 để hiểu rõ hơn về tác phẩm nhé!


Dàn ý phân tích bài thơ Báo kính cảnh giới 38 


a. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm


b. Thân bài

- Hai câu đề: Thái độ của Nguyễn Trãi trước con đường danh lợi.

Mấy phen lần bước dặm thanh vân,

Đeo lợi làm chi luống nhọc thân.

+ Dặm thanh vân: Hoạn lộ, con đường công danh, làm quan.

→ Mấy lần bước vào con đường công danh nhưng Nguyễn Trãi đều không muốn vì cho rằng nó được lợi nhưng nhọc thân.

- Hai câu thực: Tấm lòng trung quân của Nguyễn Trãi.

Nhớ chúa lòng còn đan một tấc,

Âu thì tóc đã bạc mười phân.

+ Đan một tấc còn có nghĩa là tấm lòng son.

+ Âu: có lẽ, xem ra. 

→ Tấm lòng trung thành của Nguyễn Trãi với chua, thương nhớ đến bạc cả đầu.

- Hai câu luận: Cảnh đẹp thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi.

Trì thanh cá lội in vừng nguyệt,

Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân.

+ Sử dụng phép đối: Trì thanh >< Cây tĩnh ; cá lội >< chim về; in vừng nguyệt >< rợp bóng xuân.

→ Nhấn mạnh khung cảnh thiên nhiên sinh động, trong trẻo, đầy sức sống. Giúp người đọc hình dung phong thái ung dung cùng cuộc sống tự do tự tại với thiên nhiên của tác giả.

- Hai câu kết: Quan niệm sống lạc quan, mặc sự thế của bậc ẩn sĩ.

Dầu phải dầu chăng mặc thế,

Đắp tai biếng mảng sự vân vân.

+ Biếng mảng: Lười nghe.

+ Vân vân: Việc này việc khác.

→ Thể hiện quan niệm sống của Nguyễn Trãi: sống vô ưu, không cần bận tâm đến chuyện thị phi.


c. Kết bài

- Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Dàn ý phân tích bài thơ Báo kính cảnh giới 38
Nguyễn Trãi

Phân tích bài thơ Báo kính cảnh giới 38 - Mẫu số 1

      Nguyễn Trãi là một nhà văn, nhà nho và danh sĩ lỗi lạc của Việt Nam. Ông được xem là một trong những nhân vật lớn và tài hoa nhất trong lịch sử văn hóa nước ta. Nhắc đến Nguyễn Trãi không thể không nhắc đến những tác phẩm nổi tiếng như Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập Quân trung từ mệnh tập Dư địa chí...Trong đó “Bảo kính cảnh giới bài 38” là một tác phẩm trong tập Quốc âm thi tập đã thể hiện quan điểm của tác giả về danh lợi và tình yêu với thiên nhiên.

Mấy phen lần bước dặm thanh vân,

Đeo lợi làm chi luống nhọc thân.

Nhớ chúa lòng còn đan một tấc,

Âu thì tóc đã bạc mười phân.

Trì thanh cá lội in vừng nguyệt,

Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân.

Dầu phải dầu chăng mặc thế,

Đắp tai biếng mảng sự vân vân.

      Bài thơ với 8 dòng thơ và 4 cặp câu thơ theo cấu trúc đề - thực - luận - kết được viết theo thể thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn đã làm nên những nét riêng rất độc đáo, đậm chất thơ Nguyễn Trãi:

Mấy phen lần bước dặm thanh vân,

Đeo lợi làm chi luống nhọc thân.

     Hai câu đề đã thể hiện thái độ mệt mỏi, chán nản của Nguyễn Trãi trước con đường danh lợi sau những năm tháng bôn ba chốn quan trường. "Dặm thanh vân" là từ dùng để chỉ con đường làm quan, công danh bổng lộc. Từ “mấy phen” đã cho thấy đã mấy lần Nguyễn Trãi bước vào con đường này. Tuy nó mang lại nhiều lợi ích nhưng lại khiến ta nhọc thân. Lợi ích nhưng lại bị gắn với từ đeo tạo cảm giác nặng nhọc, ép buộc đã cho thấy sự không tự nguyện trên con đường công danh này.

Nhớ chúa lòng còn đan một tấc,

Âu thì tóc đã bạc mười phân.

      Hai câu thực đã thể hiện được tấm lòng trung quân của Nguyễn Trãi. Đan một tấc hay còn có nghĩa là tấm lòng son. Lòng trung thành của ông không chỉ thể hiện qua nỗi nhớ mà còn thể hiện qua cả vẻ bề ngoài. Nỗi nhớ quá sâu sắc khiến tóc cũng như bạc đi mười phân.

Trì thanh cá lội in vừng nguyệt,

Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân.

      Cảnh đẹp thiên nhiên và tình yêu với thiên nhiên đã được Nguyễn Trãi thể hiện rõ nét qua hai câu luận. Khi đã quá chán chường với những thị phi nơi nhân thế, nơi hoàng cung, khi về quê ở ẩn ông mới thấy cuộc sống tươi đẹp biết bao. Được hòa mình với thiên nhiên, ngắm hoa thưởng nguyệt, ngắm cá lỗi, chim hót, cấy cối, không khí trong lành mới khiến cuộc sống đáng sống biết bao. Trong hai câu thơ này, tác giả đã sử dụng tuyệt đối phép đối: Trì thanh đối với cây tĩnh, cá lội đối với chim về, in vừng nguyệt đối với rợp bóng xuân. Việc sử dụng phép đối đã giúp cho người đọc ấn tượng hơn với những nét sinh động, trong trẻo và đầy sức sống của cảnh quan thiên nhiên nơi ông ở. Đông thời nó còn giúp người đọc hình dung được phong cách sông đẹp, sống ung dung cùng cuộc sống tự do tự tại của Nguyễn Trãi khi về với thiên nhiên. Qua đó, thể hiện tình yêu với thiên nhiên, với cuộc sống của Nguyễn Trãi.

Dầu phải dầu chăng mặc thế,

Đắp tai biếng mảng sự vân vân.

       Một bài thơ mà tưởng chừng như với 4 cặp câu thơ đã nói hết lên con người của Nguyễn Trãi. Nếu như hai câu đề bày tỏ thái độ của Nguyễn Trãi trước con đường danh lợi thì hai câu thực đã nêu lên được tấm lòng trung quân, trung thành của Nguyễn Trãi với Chúa, với Tổ quốc nhưng cũng muốn tránh xa thị phi, trở về hòa mình với thiên nhiên tươi đẹp như ở hai câu luận. Thì ở hai câu kết này, Nguyễn Trãi đã thể hiện quan niệm sống lạc quan, mặc sự thế của bậc ẩn sĩ. Từ “dầu” được lặp lại hai lần trong cùng một câu đã nhấn mạnh quan niệm mặc kệ nhân thế, mặc kệ chuyện đời. Có thể thấy đây là một quan niệm sống rất tích cực và lạc quan, không màng sự đời để luôn được thanh thản, an yên, vui vẻ.

      Chỉ với tám câu thơ ngắn gọn, Bảo kính cảnh giới bài 38 đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn của Nguyễn Trãi cùng những chiêm nghiệm về cuộc đời và quan niệm sống mặc đẹp của nhà thơ. Với ngôn từ mộc mạc cùng cách sử dụng những đặc sắc trong nghệ thuật bằng nhiều biện pháp tu từ, Bảo kính cảnh giới bài 38 xứng đáng trở thành một trong những tác phẩm nổi bật nhất của Quốc âm thi tập.


Phân tích bài thơ Báo kính cảnh giới 38 - Mẫu số 2

      Nguyễn Trãi là một trong những nhà thơ, nhà văn hóa lỗi lạc và nổi tiếng nhất của nước ta. Ông được xem là biểu tượng cho sự cách tân nghệ thuật thời trung đại. Các bài thơ trong tác phẩm Bảo kính cảnh giới là minh chứng cho điều đó, đặc biệt là bài thơ số 38.

      Bài thơ số 38 được viết theo thể thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn. Ngay từ đầu, Nguyễn Trãi đã thể hiện thái độ mệt mỏi, chán nản trước con đường danh lợi. Tuy nhiên, ông không quên tấm lòng trung quân, luôn muốn suy nghĩ và hành động vì sự nghiệp của vua, của nhân dân, của đất nước. Các bài thơ của ông mang trong mình tinh thần yêu nước, tình cảm ca ngợi nhân sinh và sự chống lại sự bất công. Từ đó, Nguyễn Trãi đã góp phần làm nên tài năng văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

      Hai câu luận trong thơ của Nguyễn Trãi tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Tác phẩm này thể hiện tình yêu của ông dành cho thiên nhiên, với khung cảnh trong trẻo, tươi mới và đầy sức sống. Trong bức tranh đó, chúng ta cảm nhận được phong thái ung dung của Nguyễn Trãi, khi ông sống thanh nhàn, tự tại và đầy vui thú khi tiếp xúc với thiên nhiên. Tác phẩm của ông thể hiện một sự tương tác hài hòa giữa con người và tự nhiên, những cảm nhận sâu sắc về cuộc sống và những giá trị văn hóa của dân tộc. Tác phẩm của Nguyễn Trãi là một nguồn cảm hứng vô tận cho các thế hệ về sau, khơi gợi niềm đam mê và yêu thiên nhiên, tạo nên những tác phẩm văn học, nghệ thuật đẹp và sâu sắc.

      Quan niệm sống của Nguyễn Trãi được thể hiện trong hai câu kết thúc đó là quan niệm "mặc thế" - sống vô ưu, không quan tâm đến chuyện thị phi, tầm phào. Tác phẩm của ông thể hiện một quan niệm sống tích cực, lạc quan và không bận tâm đến những chuyện thị phi, dù chúng là tốt hay xấu bên ngoài. Điều này giúp tâm hồn của chúng ta luôn được thanh thản, an yên, cuộc sống luôn vui vẻ, không bị ảnh hưởng bởi những điều tiếng dị nghị, buồn sầu và chỉ thực sự thiệt mình. Đây là một quan niệm sống đáng trân trọng, động viên chúng ta cần sống tích cực và vui vẻ, không bận tâm quá nhiều đến những chuyện tầm phào và thị phi trong cuộc sống. Tác phẩm của Nguyễn Trãi là một tài sản văn hóa vô giá của dân tộc, giúp chúng ta thấu hiểu về ý nghĩa cuộc sống và giá trị của tâm hồn an yên, thanh thản.

      Bài thơ của Nguyễn Trãi là một tác phẩm văn học nổi tiếng của văn hóa Việt Nam, thể hiện những triết lý sâu sắc của nhà văn về cuộc sống và quan niệm sống "mặc thế vô ưu". Tác phẩm đó không chỉ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi mà còn là sự tỏa sáng của tinh thần trung quân ái quốc. Nguyễn Trãi luôn yêu thiên nhiên và cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống, điều đó thể hiện ở cách viết đơn giản, tinh tế của ông. Tác phẩm đó có giá trị lịch sử và văn hóa rất lớn, góp phần thắp sáng lên tâm hồn con người, giúp ta hiểu rõ hơn về tình yêu đất nước, trung quân ái quốc, cùng với quan niệm sống "mặc thế vô ưu" giúp chúng ta sống tích cực và lạc quan hơn.

----------------------------------

Trên đây là các mẫu Phân tích bài thơ Báo kính cảnh giới 38 do Toploigiai biên soạn. Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ tiếp thu thêm cho mình nhiều kiến thức và học tốt bộ môn Ngữ văn nhé!

icon-date
Xuất bản : 18/03/2023 - Cập nhật : 15/08/2023