Phép cộng, phép trừ:
a) Tổng là kết quả của phép cộng.
b) Hiệu là kết quả của phép trừ.
Quan hệ giữa phép cộng và phép trừ:
Số hạng = Tổng - Số hạng kia
Số bị trừ = Hiệu + Số trừ
Số trừ = Số bị trừ - Hiệu.
Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng: Có thể đổi chỗ, nhóm các số hạng khi tính tổng.
Đặt tính cộng, trừ: Cộng, trừ các chữ số cùng hàng, vì vậy khi đặt tính cộng, trừ cần đặt các số hạng, số bị trừ, số trừ sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột.
Năng lực tính toán: Luyện tập thành thạo kĩ năng cộng, trừ các số tự nhiên trên cả ba phương diện:
Tính nhanh, tính nhằm, tính hợp lí trong trường hợp cộng, trừ các số nhỏ hoặc có thể vận dụng các tính chất của phép cộng.
Đặt tính khi phải cộng, trừ các số lớn.
Sử dụng máy tính cầm tay (MTCT).
Năng lực mô hình hoá và giải quyết vấn đề: Phân tích được các tình huống thực tế, xây dựng được phương án giải quyết (đưa ra các dãy tính phù hợp).
Năng lực tư duy và lập luận toán học: Tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện năng lực này thông qua việc giải một số bài tập đòi hỏi kĩ năng suy luận như phân chia trường hợp, loại trừ, phân tích tổng hợp...
Ví dụ 2: Tính một cách hợp lí: 12+25+15+28
Giải:
Ta thấy nếu tính riêng 12+28 và 25+15 thì được: 12+28=40 và 25+15=40 kết quả của hai phép tính này là tròn chục nên ta thực hiện phép tính sau:
12+25+15+28
= 12+28+25+15 (Đổi vị trí của các số 25, 15, 28: Tính chất giao hoán)
= (12+28)+(25+15) (Kết hợp)
= 40+40
= 80
Ví dụ 3: Mai đi chợ mua cà tím hết 18 nghìn đồng, cà chua hết 21 nghìn đồng và rau cải hết 30 nghìn đồng. Mai đưa cho cô bán hàng 100 nghìn đồng thì được trả lại bao nhiêu tiền?
Giải:
Tổng số tiền Mai đã mua là:
18 000 + 21 000 + 30 000 = 69 000 (đồng)
Số tiền Mai được trả lại là:
100 000 - 69 000 = 31 000 (đồng)
Đáp số: 31 000 đồng
Thông qua kiến thức Lý thuyết Toán 6 Bài 4 Phép cộng và phép trừ số tự nhiên, hi vọng các em sẽ giải thành thạo các bài tập trong SGK Toán 6 KNTT.