Biểu thức không chứa chữ:
a. Đối với biểu thức không có dấu ngoặc.
+ Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
+ Nếu phép tính có cả cộng , trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ.
Lũy thừa → nhân và chia → cộng và trừ.
b. Đối với biểu thức có dấu ngoặc.
Nếu biểu thức có các dấu ngoặc : ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính theo thứ tự : ()→[]→{}
Biểu thức chứa chữ:
Trong biểu thức có thể có chứa chữ. Muốn tính giá trị những biểu thức chứa chữ, phải cho biết các chữ được gán cho những giá trị nào.
Năng lực tính toán: Luyện tập thành thạo các kĩ năng:
Chỉ ra được các bước thực hiện các phép tính trong một biểu thức.
Tính đúng giá trị biểu thức số; giá trị biểu thức có chứa chữ khi cho giá trị của các chữ.
Năng lực mô hình hoá và giải quyết vấn đề: Phân tích được các tình huống thực tế, xây dựng được phương án giải quyết (đưa ra các dãy tính phù hợp).
Năng lực tư duy và lập luận toán học: Tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện năng lực này thông qua việc giải một số bài tập đòi hỏi kĩ năng suy luận như phân chia trường hợp, loại trừ, phân tích tổng hợp,...
Bài tập vận dụng giải toán Thứ tự thực hiện các phép tính
Giải:
Ví dụ 2:
Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) 3 + 2.5
Trong biểu thức có phép cộng và phép nhân nên ta thực hiện phép nhân trước, tính 2.5 trước rồi cộng với 3.
Ta có: 3 + 2.5 = 3 + 10 = 13
b) 5.(32−2)
Trong biểu thức có dấu ngoặc nên ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước rồi nhân với 5 sau:
Trong ngoặc có phép nâng lên lũy thừa nên ta tính 3232 trước rồi trừ đi 2.
(32−2) = (9−2) = 7
5.(32−2) = 5.(9−2) = 5.7 = 35
Thông qua kiến thức Lý thuyết Toán 6 Bài 7 Thứ tự thực hiện các phép tính, hi vọng các em sẽ giải thành thạo các bài tập trong SGK Toán 6 sách mới KNTT.