logo

Lý thuyết Toán 6 Bài 10 Số nguyên tố sách mới KNTT

icon_facebook

Lí thuyết Số nguyên tố

1. Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

Ví dụ: Ư(13) = {13;1} nên 13 là số nguyên tố.

2. Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.

Ví dụ: Số 15 có 4 ước là 1; 3; 5; 15 nên 15 là hợp số.

Lưu ý:

+) Số 0 và số 1 không là số nguyên tố cũng không là hợp số.

+) Kiểm tra một số là hợp số: Sử dụng dấu hiệu chia hết để tìm một ước khác 1 và chính nó.

3. Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố.

Viết các thừa số nguyên tố theo thứ tự từ bé đến lớn, tích các thừa số giống nhau dưới dạng lũy thừa.


Cách giải bài toán Số nguyên tố

Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 để xét xem một số có là hợp số hay không.

Phân tích được một số tự nhiên nhỏ thành tích các thừa số nguyên tố.


Bài tập vận dụng giải toán Số nguyên tố

Ví dụ 1: Trong các số cho dưới đây, số nào là số nguyên tố, số nào là hợp số? Vì sao?

a) 1 930

b) 23.

Giải:

a) Vì 1 930 có chữ số tận cùng là 0 nên chia hết cho 2 và 5.

Số 1 930 là hợp số vì nó lớn hơn 1 và có nhiều hơn 2 ước

b) Số 23 là số nguyên tố vì nó lớn hơn 1 và chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.

Lý thuyết Toán 6 Bài 10 Số nguyên tố sách mới KNTT

Sơ đồ tư duy Số nguyên tố

Lý thuyết Toán 6 Bài 10 Số nguyên tố sách mới KNTT

Thông qua kiến thức Lý thuyết Toán 6 Bài 10 Số nguyên tố, hi vọng các em sẽ giải thành thạo các bài tập trong SGK Toán 6 sách mới KNTT.

icon-date
Xuất bản : 20/07/2022 - Cập nhật : 10/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads